Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Vụ bê bối tham nhũng liên quan đến bà Kaili phá hủy uy tín của EU

(PLO)- Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho rằng vụ bê bối tham nhũng gần đây liên quan cựu Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Eva Kaili đang phá hủy uy tín của EU.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trả lời tờ Politico hôm 21-12, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho rằng vụ bê bối tham nhũng dẫn đến việc bắt giữ cựu Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Eva Kaili đang phá hủy uy tín của Liên minh châu Âu (EU) vào thời điểm khối này dễ bị tổn thương.

Ông Michel cũng nói rằng vụ bê bối đã gây ra tác động, “thậm chí còn tạo ra khó khăn hơn cho chúng tôi khi EU phải tập trung giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân châu Âu”.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel. Ảnh: REUTERS

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel. Ảnh: REUTERS

Ông Michel đề nghị EU phải hành động để ngăn chặn các sự việc tương tự lặp lại trong tương lai. “Trước tiên, chúng ta cần rút ra bài học từ việc này và đưa ra một gói các biện pháp để tránh những điều tương tự - để ngăn chặn tham nhũng trong tương lai” - ông nói.

Cựu Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Eva Kaili là một trong 4 người đã bị cơ quan thực thi pháp luật Bỉ bắt giữ vào đầu tháng này với cáo buộc “tham gia vào một tổ chức tội phạm, rửa tiền và tham nhũng”, theo đài RT.

Chính quyền Bỉ đã thu giữ hơn 1,5 triệu euro từ các tài sản liên quan 4 nghi phạm.

Quốc gia đưa hối lộ cho những người bị bắt nói trên được cho là Qatar. Nghị viện Châu Âu đã tạm dừng tất cả công việc vận động hành lang liên quan đến Qatar và lên án hành vi “can thiệp của nước ngoài” vào hoạt động của cơ quan này.

Doha đã phủ nhận mọi cáo buộc và cảnh báo rằng quyết định “phân biệt đối xử” của Nghị viện châu Âu có thể làm gián đoạn việc cung cấp năng lượng cho lục địa này. Châu Âu đã tăng cường tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Qatar nhằm giải quyết những khó khăn do thiếu hụt nguồn cung khí đốt gây ra, trong bối cảnh nguồn cung từ Nga bị hạn chế.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm