Một nghiên cứu gần đây Đại học Delwar ở Mỹ cho thấy, các thương hiệu thời trang cao cấp của Mỹ đang trở nên ngày càng phụ thuộc vào sản xuất khiến càng dễ bị tổn thương trong cuộc chiến tăng thuế từ chính nước Mỹ.
Bản báo cáo này cũng nhấn mạnh, trong khi những hàng may mặc cơ bản dễ dàng dịch chuyển sang các trung tâm sản xuất có chi phí rẻ như Việt Nam, Campuchia hoặc Bangladesh, thì với hàng cao cấp là không thể.
Giáo sư Sheng Lu, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, nguyên nhân các quốc gia khác chưa tạo ra chuỗi giá trị tương tự Trung Quốc về chất lượng, số lượng và công nghệ dù nhiều lĩnh vực của ngành dệt may biên lợi nhuận ngày càng mỏng.
Ông Sheng Lu cho biết, dù lợi thế về giá của Trung Quốc đang bị xói mòn nhanh, do chi phí lao động tăng và các đợt thuế quan đầu tiên của Mỹ. Điều này khiến giá bán lẻ quần áo trung bình sản xuất tại Trung Quốc là 25,7 USD/cái tính trong quý 2 - 2018, cao hơn một chút so với Việt Nam, nhưng sau một năm, giá này đã vọt lên gấp đôi là 69,5 USD.
Và không có gì quá khó hiểu, kết thúc quý đầu tiên của năm 2019, các nhà bán lẻ Mỹ giảm lượng hàng tồn kho quần áo từ Trung Quốc xuống 2/3.
Từ năm 2016 đến cuối tháng 4-2019, Trung Quốc vẫn giữ vị trí thống lĩnh là nhà cung cấp quần áo trong thị trường Mỹ. Nhưng Việt Nam, được xem là đối thủ chính của Trung Quốc trong lĩnh vực này, đang dần thay thế điều này, khi đã chiếm lĩnh 1/3 sản lượng này.
“Tuy nhiên, tôi không nghĩ các nhà bán lẻ Mỹ sẽ loại Trung Quốc ra khỏi nguồn cung chỉ vì chi phí. Thay vào đó, Trung Quốc được xem là nguồn cung ứng cân bằng nếu nhìn dưới các yếu tố như chi phí, độ tin cậy, tốc độ và rủi ro tuân thủ”, ông Sheng Lu nói.
Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung ngày càng căng thẳng.
Theo giáo sư Lu, mặc dù cuộc chiến thuế quan sẽ làm giảm thêm khả năng cạnh tranh hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, nhưng về cơ bản không dễ thay đổi sự cạnh tranh của Trung Quốc trong việc tìm cứ điểm sản xuất khác, đặc biệt trong ngắn hạn.
Một đề xuất mới của ông Trump về đánh 25% thuế lên 300 tỉ USD hàng hóa khác của Trung Quốc, trong đó có nhiều nhóm hàng may mặc, mà có khả năng diễn ra vào tháng 7 - 2019 sẽ làm phức tạp hơn chiến lược tìm nguồn cung ứng cho các hãng thơi trang của Mỹ. Các nhà bán lẻ Hoa Kỳ dễ dàng tìm các nguồn cung khác thay thế Trung Quốc về các hàng thơi trang cơ bản, nhưng các danh mục sản phẩm phức tạp hơn có rất ít.
Trớ trêu thay, tìm các nguồn cung ứng cho các sản hẩm có độ phức tạp và giá trị cao càng khiến cho các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ Trung Quốc dễ bị tổn thương hơn trong cuộc chiến thuế quan”, ông Lu bình luận.
Để ra được kết luận này, nhóm nghiên cứu của Đại học Delwar đã phân tích dữ liệu hàng tồn kho và già theo thời gian thực hơn 300 triệu mặt hàng từ 90 ngàn nhà bán lẻ thời trang Mỹ.
Kể từ tháng 8 - 2017, khi chính phủ Hoa Kỳ mở cuộc điều tra Mục 301 cho các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc, các thương hiệu Hoa Kỳ đã đặt hàng ít hơn cho các dòng quần áo mới ở Trung Quốc.
Việt Nam cũng đối mặt với áp lực chi phí cao hơn trong cùng thời điểm, nhưng ở mức độ thấp hơn so với Trung Quốc. Do đó, giá trung bình của hàng may mặc sản xuất tại Việt Nam có tăng từ khoảng 20 USD/ cái lên 34,8 USD. Trong khi đó, giá quần áo sản xuất tại Campuchia và Bangladesh vẫn dưới 20 USD mỗi đơn vị.
Theo ông Lu, nếu Mỹ và Trung Quốc áp thuế bổ sung 25% đối với hàng xuất khẩu dệt may của nhau, các nhà sản xuất may mặc nội địa của Mỹ hưởng lợi rất ít, vì Mỹ có khuynh hướng nhập khẩu nhiều hơn từ các nhà cung cấp khác, làm xấu thêm thâm hụt thương mại tổng thể của Mỹ trong lĩnh vực may mặc.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc đang ngày càng lo lắng về việc thu hẹp đơn hàng. Ông Liu Kaiming, Giám đốc Viện nghiên cứu thị trường Thẩm Quyến cho biết, các nhà máy may mặc Trung Quốc đang nhìn thấy đơn hàng ngày càng ít đi vào tháng 4 và tháng 5 vốn là mùa cao điểm của các nhà xuất khẩu. Điều này càng đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển nhà máy thuộc nhà đầu tư Mỹ ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế.
“Một thương hiệu đồ lót nổi tiếng của Mỹ đã từng sản xuất 80% đơn hàng tại Trung Quốc. Nhưng vào năm ngoái, do chiến tranh thương mại, họ đã mở rộng đầu tư với một quy mô lớn tại Việt Nam. Hiện họ đã có 4 nhà máy sản xuất tại miền Bắc Việt Nam, chiếm hơn 50% sản lượng đơn hàng. Và không còn nghi ngờ gì nữa, họ đang dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc để né thuế”, ông Liu Kaiming nói.