Có được tiếp tục trợ giúp pháp lý khi đến giai đoạn xét xử đã đủ 18 tuổi?

(PLO)-Tại hội nghị tập huấn, có ý kiến cho rằng chưa có quy định nào trong trường người bị buộc tội dưới 18 tuổi đến khi xét xử đã thành niên sẽ không cần luật sư, trợ giúp pháp lý.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 18-8, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng cho người tiến hành tố tụng trên địa bàn TP.HCM năm 2023.

Tại buổi tập huấn, Phó chánh án TAND TP.HCM Phùng Văn Hải đã báo cáo chuyên đề tập huấn về kĩ năng trợ viên giúp pháp lý trong tố tụng hình sự như tiếp xúc với bị can, bị cáo, bị hại; nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu, soạn thảo bản luận cứ bào chữa và tham gia phiên tòa...

Phó chánh án TAND TP.HCM Phùng Văn Hải trình bày tại buổi tập huấn. Ảnh: SONG MAI

Phó chánh án TAND TP.HCM Phùng Văn Hải trình bày tại buổi tập huấn. Ảnh: SONG MAI

Từ đó, ông Hải đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của trợ giúp viên pháp lý như cần có quy định thời điểm, thủ tục để trợ giúp viên pháp lý tham gia là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bởì BLTTHS chưa quy định cụ thể thời điểm, thủ tục trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nhất là trong trường hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiến nghị khởi tố, tố giác.

Ngoài ra, cần nâng cao năng lực tham gia tố tụng hình sự của trợ giúp viên pháp lý thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn, tham gia đầy đủ hoạt động thực nghiệm điều tra, khám nghiệm hiện trường…

Toàn cảnh hội nghị tập huấn do Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM tổ chức. Ảnh: SONG MAI

Toàn cảnh hội nghị tập huấn do Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM tổ chức. Ảnh: SONG MAI

Tại buổi tập huấn, luật sư (LS) Đoàn Trọng Nghĩa (Đoàn LS TP.HCM) nêu vấn đề, hiện nay các bị can bị điều tra và truy tố khi chưa đủ 18 tuổi. Đến giai đoạn xét xử, họ đã đủ 18 tuổi nên một số thẩm phán sẽ không tống đạt thông báo cho luật sư, trợ giúp pháp lí. Trong khi đó, BLTTHS chưa có quy định nào trong trường hợp này nếu bị cáo đủ 18 tuổi sẽ không cần luật sư, trợ giúp pháp lí.

Trả lời, Phó chánh án TAND TP.HCM Phùng Văn Hải cho rằng, trường hợp người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là một trong 14 đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Tuy nhiên, khi đến giai đoạn xét xử, đối với người đủ 18 tuổi thì theo quy định BLTTHS thì không bắt buộc họ phải có luật sư bào chữa. Khi đó họ cũng không còn nằm trong trường hợp trong 14 đối tượng được trợ giúp pháp lý. Trường hợp họ muốn có luật sư bào chữa thì cần phải làm đơn yêu cầu luật sư.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM. Ảnh: SONG MAI

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM. Ảnh: SONG MAI

Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Tấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước TP.HCM cho biết, ngày 16-5-2022, Bộ Tư pháp đã ban hành quyết định về việc ban hành tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lí tham gia tố tụng thành công.

Vì vậy, các trợ giúp viên và luật sư phải tham gia ngay từ giai đoạn ban đầu từ giai đoạn tin báo, tố giác đến truy tố, xét xử; tham gia thoả thuận được bồi thường bị hại, tìm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo, từ đó giảm gánh nặng cho nhà nước trong công tác giam giữ, cải tạo.

Ông Đạt cũng cho biết thêm, trung tâm hiện còn bảy trợ giúp viên và 141 luật sư. Để nâng cao chất lượng, trung tâm sẽ kí kết thêm hợp đồng với các luật sư, tăng cường tham gia trực tại tòa án và cơ quan điều tra, đồng hành làm tốt các vụ việc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm