Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát tăng cao?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Áp lực từ cơn bão lạm phát, tăng giá

Năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua dù mặt bằng giá cả thị trường trong nước chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19. Bước sang năm 2022, Việt Nam đặt ra mục tiêu CPI tăng khoảng 4%, tuy nhiên nhiều chuyên gia đánh giá việc thực hiện mục tiêu này sẽ không dễ dàng.

Thực tế, mục tiêu CPI của năm 2022 đã tăng khá cao ngay từ đầu năm. Theo Tổng cục Thống kê, bình quân hai tháng đầu năm 2022, chỉ số CPI tăng 1,68% so cùng kỳ năm 2021; lạm phát cơ bản tăng 0,67%.

Biểu đồ tốc độ tăng/giảm CPI tháng 2-2022 so với cùng kỳ năm 2021. (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Ảnh: DXG

Theo ý kiến của các chuyên gia, lạm phát đang chịu áp lực tăng khá lớn của cả yếu tố "cầu kéo" và yếu tố "chi phí đẩy" do nhiều nguyên nhân. Chiến sự giữa Nga và Ukraine đã khiến giá dầu thế giới tăng ngoài dự báo. Dự đoán nguồn cung dầu tiếp tục khan hiếm đã tác động đến vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

Chẳng hạn, chỉ trong tháng 3, với đợt tăng vào cuối tháng, thị trường thép trong nước đã trải qua 6 lần tăng giá. Lý do tăng giá được các doanh nghiệp đưa ra chủ yếu là do tình hình giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên phải điều chỉnh giá bán. Ngoài thép, hàng loạt nguyên vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, bê tông... cũng đua nhau tăng giá.

Đâu là kênh trú ẩn an toàn?

Đứng trước tình hình lạm phát tăng mạnh và giá cả hàng hóa tăng cao, tại Việt Nam, thay vì lựa chọn đầu tư “mạo hiểm” vào các kênh như tiền số, chứng khoán… thì các nhà đầu tư đang tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn hơn, trong đó, dòng tiền dường như ưa thích đổ vào bất động sản.

Theo Tiến sĩ Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services nhận định, bất động sản có mối tương quan cùng dấu với lạm phát, khi lạm phát tăng cao thì bất động sản cũng thường tăng giá theo và được các nhà đầu tư coi là kênh trú ẩn an toàn. Khi lạm phát tăng, đồng tiền ngày càng mất giá, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các tài sản có giá trị tích lũy như đất đai hoặc các tài sản có giá trị tăng trưởng lâu dài. Chưa kể, gói hỗ trợ kinh tế 350.000 tỷ đồng sắp được triển khai, trong đó có gần 114.000 tỷ đồng rót vào kết cấu hạ tầng càng hỗ trợ kênh đầu tư này tăng giá.

Mặc dù vậy, bất động sản chỉ tăng tương quan với lạm phát trong bối cảnh lạm phát Việt Nam tiến dần tới lạm phát mục tiêu (4%). Nếu như lạm phát tăng vọt, vượt con số này, lãi suất cho vay sẽ tăng cao, từ đó tác động ngược tới thị trường bất động sản. Chính vì vậy, nhà đầu tư phải có chiến lược, chuẩn bị sẵn sàng cho nền giá và tính thanh khoản của thị trường. Các chuyên gia khuyên nên tìm kiếm các sản phẩm có vị trí thuận lợi cho kết nối giao thông, nằm tại các khu quy hoạch đô thị, có pháp lý minh bạch, chủ đầu tư uy tín, hệ thống tiện ích nội khu, ngoại khu đa dạng và đồng bộ…

Mức giá hợp lý và sở hữu tiềm năng tăng giá cùng tính thanh khoản cao, dự án Gem Sky World được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu và chốt “xuống tiền”. Ảnh: DXG

Là một trong những dự án nổi bật nằm ở phía đông TP. HCM, khu đô thị thành phố sân bay Gem Sky World do Tập đoàn Đất Xanh phát triển là một lựa chọn điển hình. Nằm cách sân bay quốc tế Long Thành hơn 5 km, với sản phẩm đa dạng, quy hoạch chuẩn quốc tế, hệ thống tiện ích phong phú, chính sách bán hàng hấp dẫn… Gem Sky World được nhiều chuyên gia nhận định là dự án đầu tư sinh lợi rất giàu tiềm năng cho các nhà đầu tư có tầm nhìn, phù hợp để “rót vốn” trung hạn và dài hạn.

Chi tiết về Gem Sky World, truy cập website https://gemskyworld.vn   

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm