Công an bó tay vì nữ bị án mang bầu đến 10 lần

Tại hội thảo góp ý dự án Luật Thi hành án (THA) Hình sự (sửa đổi) tại trụ sở Đoàn Đại biểu quốc hội tại TP.HCM, đại diện Công an huyện Bình Chánh nêu: Đối với trường hợp bị án bị bệnh nặng, toà cho phép về địa phương để thực hiện bản án, thế nhưng vẫn có trường hợp họ tìm cách đối phó với cơ quan chức năng, tức không có bệnh.


Theo đại diện Công an huyện Bình Chánh, cần quy định cụ thể đối với người nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Ảnh: NGÂN NGA 

"Khi một người tại ngoại, tìm cách mời, áp giải họ lên cơ quan THA thì khi công an hỏi họ tên gì, người này chỉ ú ớ, sùi bọt mép. Công an cho về nhà, qua tìm hiểu địa phương thì được biết người đó không có bệnh. Trường hợp này toà có quyết định cho hoãn THA hay không?

"Cụ thể, chúng tôi gặp một trường hợp chị này ở nhà trồng rau sạch ngon lành lắm, khi hỏi tên thì không biết tên gì, nước bọt cứ trào ra. Lên công an thì con phải cõng, khi về thì bảo “mày để tao trèo lên xe”. Cán bộ đến nhà thăm thì nói mệt quá lên giường nằm im re không nói gì. Từ đó Công an Bình Chánh đề nghị nên lấy kinh phí từ ngân sách để đưa các đối tượng như trên đi giám định tâm thần" - đại diện Công an Bình Chánh kể.

Cạnh đó, Công an Bình Chánh cũng băn khoăn về quy định đối với nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. “Có trường hợp từ năm 2004 đến 2014 mới cho thi hành được một nữ phạm nhân mà phải bắt theo lệnh truy nã. Lý do là bị án này cứ lợi dụng hết sinh con lại mang thai tiếp, tính đến thời điểm bị truy nã là 10 đứa con. Con thì không phải đứa nào cũng đẻ ra được, ở ngoài lại tiếp tục phạm tội, điều này gây ra mất an ninh trật tự. Do đó nên cần phải quy định cụ thể về góc độ nhân văn đối người nuôi con dưới 36 tháng tuổi phải như thế nào”.
Một vấn đề khác cũng được đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê (Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) đặt vấn đề: Cách đây khá lâu có trường hợp công an đưa phạm nhân đi lao động tại hầm mỏ đá, quá trình lao động bất ngờ hầm đá bị sập làm phạm nhân tử vong.

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê. Ảnh: NGÂN NGA

"Vấn đề pháp lý đặt ra là việc bồi thường sẽ xử lý ra sao, theo diện phạm nhân đang được quản lý của trường trại hay thuộc trường hợp người lao động bị tai nạn? Trong bối cảnh hiện nay, đưa phạm nhân ra lao động ở ngoài trại thì kiểm soát, quản lý ra sao, rất nhiều vấn đề không lường trước được"- ông Khuê nói
Về vấn đề lao động đối với phạm nhân, đại biểu của một quận cho biết: Hiến pháp quy định quyền tối thiểu của con người là được lao động, phạm nhân chỉ mất một số quyền công dân. Chính phủ sẽ có trách nhiệm quy định phạm nhân nào được ra ngoài lao động, phạm nhân nào được lao động trong khu giam giữ. Còn thông tư của Bộ công an sẽ chỉ ra anh tổ chức thực hiện như thế nào. Nhà tạm giữ chỉ được phép giữ phạm nhân. Phạm nhân lao động được hưởng lợi và tối thiểu phải đóng góp bao nhiêu. Và một điều nữa anh ra ngoài lao động, bị tai nạn thì luật dân sự đã điều chỉnh, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi thường.
 

Có hỗ trợ xe đưa tro cốt tử tù?

Dự thảo Luật THA hình sự (sửa đổi) quy định về “Giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị THA tử hình” (tại khoản 6 Điều 83) như sau: Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện của người bị THA tử hình muốn nhận tro cốt của người bị THA và tự chịu chi phí hoả táng thì cơ quan THA hình sự công an cấp tỉnh, cơ quan THA hình sự cấp quân khu bàn giao tử thi và hỗ trợ đưa tử thi về nơi hoả táng”.

Đại diện Công an TP.HCM đề nghị bỏ luôn Khoản 6 của Điều 83 bởi luật không nói rõ “hỗ trợ” là hỗ trợ ra sao, về phương tiện hay về tài chính? Nếu bằng tiền thì tiền ở đâu? Còn nếu hỗ trợ phương tiện bằng xe thì THA hình sự cấp tỉnh không có phương tiện nào phù hợp, vì công an chỉ có xe chuyên dụng chở quân, chở tù, chứ không có xe chở tử thi, tro cốt. Đó là chưa kể đến thân nhân người bị THA tử tù ở tỉnh xa có khi họ đi xa mất cả ngày. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới