Công chứng: Nghề… nguy hiểm?

Nhờ vậy, hiện tượng ùn tắc, quá tải, “cò” công chứng… không còn. Thế nhưng hội nghị sơ kết hai năm thực hiện luật này ngày 13-1 chỉ rõ: Đã có những bất cập cần sớm điều chỉnh, sửa đổi.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm: Dễ dãi

Theo Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến, bất cập đầu tiên của Luật Công chứng cần sớm được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung là tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên “quá dễ dãi”. Luật quy định thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; thẩm tra viên cao cấp, kiểm tra viên cao cấp… được miễn đào tạo nghề, miễn tập sự hành nghề công chứng. Trong khi đó, có những người nhiều năm công tác tại các phòng công chứng lại phải qua đào tạo nghề, tập sự.

Đồng tình, Giám đốc Sở Tư pháp Thái Nguyên Nguyễn Hùng Tráng chia sẻ, ông biết những trường hợp bản thân họ có học vị rất cao nhưng giao kết hợp đồng lại… bị hủy. “Bản thân họ lo cho mình còn chưa xong, nói chi tới việc lo cho người khác” - ông Tráng nói.

Công chứng viên đang giải quyết hồ sơ tại Phòng Công chứng số 1, TP.HCM. Ảnh: HTD

“Chúng tôi không phủ nhận những người có học hàm, học vị cao, những người từng là thẩm phán, điều tra viên cao cấp… là những người rất giỏi. Nhưng công chứng lại là nghiệp vụ mới mẻ với họ. Thực tế, có một số công chứng viên phó thác hoàn toàn cho thư ký. Thư ký thì có người trình độ còn non nớt, số khác lại lợi dụng dẫn dắt cả công chứng viên…” - Trưởng VPCC Nguyễn Tú (Hà Nội) lo ngại.

Ông Tráng kiến nghị đối tượng miễn đào tạo nghề công chứng phải là những người có kinh nghiệm và kỹ năng làm nghề công chứng. Hơn nữa, cần quy định định kỳ hai đến ba năm sẽ tập huấn, kiểm tra kỹ năng… Ông Nguyễn Tú lại cho rằng chỉ nên miễn đào tạo nghề một thời gian nhất định, thay vì 12 tháng những đối tượng nêu trên tham gia đào tạo nghề 3-6 tháng.

Ði đêm không đèn

Ông Trần Văn Hanh, Trưởng Phòng Công chứng số 2 (Hà Nội), nhận xét việc tập hợp và khai thác thông tin phục vụ công chứng hiện nay chưa có hệ thống, dẫn tới việc bảo đảm an toàn pháp lý cho công chứng viên “rất mong manh”.

“Năm 2005, Hà Nội thành lập một trung tâm, mang hết dữ liệu của các phòng công chứng nạp vào đó nhưng… không chạy được vì nặng quá. Cho nên tới giờ, nếu thấy nghi vấn, chúng tôi chỉ có cách tra thông tin trong nội bộ phòng, hoặc hỏi các đồng nghiệp…” - ông Hanh cho biết. Ông Nguyễn Tú cũng thừa nhận hiện thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng, ngay phòng công chứng hay VPCC cũng “không chơi với nhau”.

Vì vậy mà ông Hanh nói hoạt động công chứng hiện nay là “ăn may”. Trong khi ông Nguyễn Tú ví von, công chứng đang “mò mẫm đi trong đêm mà không có đèn đuốc gì cả”.

Ông Hanh đề xuất Bộ Tư pháp cần sớm xây dựng trung tâm cung cấp thông tin cho hoạt động công chứng. “Để làm được điều này cần bốn yếu tố: luật hóa, hạ tầng kỹ thuật, kinh phí và đặc biệt là “quyết tâm phải làm” - ông Nguyễn Tú tiếp lời.

Trăn trở lớn nhất

Công chứng còn rất nhiều việc phải làm: Thành lập hiệp hội thế nào, xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho các tổ chức hành nghề công chứng ra sao... Nhưng trăn trở lớn nhất là chúng ta hiện nay chưa có quy hoạch, tức là chưa lập được một “bản đồ” công chứng. Khi cầm trên tay nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, tôi có hỏi các đồng chí ở vụ chuyên môn rằng mỏng thế này thôi sao? Các đồng chí khẳng định là đầy đủ hết rồi nhưng rõ ràng tới bây giờ thấy cần sớm báo cáo Chính phủ để sửa đổi, bổ sung…

Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Rào cản ngôn ngữ

Luật Công chứng đã “quá cứng” khi quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt. Hiện có khá nhiều gia đình các cháu du học sinh đang bị “làm khó” bởi quy định này, vì công chứng ở ta gửi sang không được phía nước ngoài chấp nhận…

Ông Nguyễn Tú,Trưởng VPCC Nguyễn Tú (Hà Nội)

ÐỨC MINH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới