Khi bạn đi vào thánh đường cùng người đó, mọi quyết định tài chính của mỗi người cũng đều sẽ ảnh hưởng đến người còn lại.
Tất nhiên không có bất kì một công thức kỳ diệu nào cho một cuộc hôn nhân thành công. Nhưng có rất nhiều cặp vợ chồng đã có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc bên nhau nhờ vào kế hoạch tài chính rõ ràng của họ.
Công khai tài chính với bạn đời
Ngay sau khi họ kết hôn, các cặp vợ chồng nên kê khai toàn bộ các tài khoản tín dụng của mình. Điều này bao gồm tiền lương, thẻ ghi nợ, các khoản tiền cho vay hay bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến tương lai tài chính của cả hai vợ chồng.
"Họ nên ngồi xuống và có một cuộc thảo luận rất cởi mở và trung thực về tiền bạc của họ và những gì họ có”, theo lời Pam Horack, Giám đốc tài chính của công ty Pathfinder cho biết.
Thường xuyên thảo luận về tiền bạc
Các cặp vợ chồng nên thống nhất với nhau trong việc mở tài khoản ngân hàng, ai là người trả hoá đơn hàng tháng, các khoản chi tiêu như thế nào. Tất cả phải công khai với nhau. “Họ cần biết bạn đời của mình chi tiền vào những việc gì”, Horack nói.
Những cuộc hôn nhân hạnh phúc đều hình thành trên cơ sở tài chính bền vững. (Ảnh minh họa)
“Hãy cởi mở và thành thật với nhau. Dù là bất đồng quan điểm hay không thì điều quan trọng là lắng nghe ý kiến đối phương, nó sẽ giúp bạn nhìn rõ hai mặt của vấn đề. Vì vậy hãy kiên nhẫn nghe hết ý kiến của bạn đời”, chuyên gia tài chính Katie Burke đưa ra lời khuyên.
Cùng dành dụm cho những việc lớn
“Khi còn độc thân bạn có thể tiêu tiền bao nhiêu tùy thích nhưng khi đã lập gia đình rồi thì mọi quyết định chi tiêu của bạn phải phù hợp với mục tiêu chung của hai vợ chồng”, chuyên gia kế hoạch tài chính Pamela Capalad.
Vợ chồng bạn có muốn mua một ngôi nhà? Tiết kiệm để nuôi con cái hay dùng để dưỡng già? Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường có chung mục tiêu và cùng cố gắng để đạt được mục tiêu đó.
Cùng chịu trách nhiệm
Dù bạn có mở tài khoản chung hay không thì các khoản chi tiêu chung như tiền thuê nhà hay thế chấp, mua sắm trang thiết bị, tiết kiệm cho tuổi già và các khoản chi trả hoá đơn chi tiêu đều là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng. Các cặp vợ chồng hạnh phúc không phân chia trách nhiệm mà cùng nhau giải quyết các vấn đề tài chính của gia đình.
Không phán xét nhau
“Mỗi người đều có nhu cầu riêng, vì vậy bạn cần phải tôn trọng quyết định của bạn đời. Điều này bao gồm tôn trọng thói quen chi tiêu của bạn đời dù nó khác với thói quen chi tiêu của bạn. Hãy tập thông cảm với họ cho dù họ đã chi tiền vào một việc gì đó mà bạn không thích”, chuyên gia tài chính Capalad đưa ra lời khuyên.
Chi tiêu dưới khả năng có thể chi trả
Bạn có đủ tiền mua một ngôi nhà 2 tỷ, nhưng điều này không có nghĩa là ngôi nhà 2 tỷ là lựa chọn phù hợp với gia đình bạn. Khi dùng hết số tiền có được để mua một ngôi nhà sẽ khiến bạn thiếu tiền cho các hoạt động khác như đi du lịch, tiền cho các con đi học hay tiền dưỡng già.
“Hãy cố gắng chi tiêu càng ít càng tốt”, Horack đưa ra lời khuyên.
Thoả thuận tiền hôn nhân
Với những người chuẩn bị kết hôn, tốt hơn hết là nên có một thoả thuận tiền hôn nhân. Không nhất thiết phải phân chia rõ ai sẽ là người sở hữu ngôi nhà sau khi ly dị nhưng ít nhất phải có một số điều khoản phân chia tài sản.
Nếu bạn ngại thỏa thuận trước hôn nhân thì có thể thoả thuận với nhau sau đám cưới, hai vợ chồng cùng ký kết một thoả thuận về tài sản sau khi kết hôn. Thoả thuận này cũng tương tự như thoả thuận tiền hôn nhân nhưng cho phép hai vợ chồng thảo luận cởi mở, không chịu áp lực về đám cưới.
Thoải mái với nhau
Vấn đề tài chính một lúc nào đó sẽ khiến cả hai vợ chồng căng thẳng. Tiền bạc có thể là nguyên nhân khiến hai vợ chồng tranh cãi nhưng các cặp đôi hạnh phúc không để tiền phá hoại mối quan hệ của họ. Tiền không phải mục tiêu khi họ kết hôn mà tiền chỉ là phương tiện để học thực hiện các mục tiêu khác.
“Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng mục đích ban đầu kết hôn của bạn là gì, lúc đó tiền sẽ không còn là vấn đề quan trọng nhất”, Capalad nói.