Công ty Việt muốn thoát khỏi cái bóng 'chỉ biết gia công'

(PLO)-Theo một số doanh nghiệp cần định nghĩa thương hiệu Việt một cách đơn giản để dễ hiểu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 10-8, Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) tổ chức kỷ niệm 8 năm chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xây dựng thương hiệu Việt phát triển, vươn ra thế giới".

TP.HCM xây dựng một số DN lớn với thương hiệu mang tầm quốc gia

TS Hồ Xuân Hướng, Giảng viên chính Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, thương hiệu là một trong tài sản vô cùng quan trọng với doanh nghiệp (DN).

Việc xây dựng được thương hiệu mạnh đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế, khẳng định thương hiệu quốc gia.

Do đó, nhằm tìm ra một số chính sách đột phá để hỗ trợ cho các DN lớn ở TP.HCM xây dựng thương hiệu mang tầm quốc gia và toàn cầu, UBND TP.HCM giao cho HUBA, Sở Công thương chủ trì đề án “Xây dựng một số DN lớn với thương hiệu mang tầm quốc gia và toàn cầu”.

Theo đó, hiện nay HUBA phối hợp Đại học Kinh tế TP.HCM xây dựng dự thảo đề cương chi tiết đề án. Đến nay đã hoàn thành dự thảo đề cương.

Theo TS Hướng, đề án dự kiến có năm chương. Trong đó, có các tiêu chí xác định thế nào là DN lớn. Thực trạng cơ chế chính sách hỗ trợ DN lớn xây dựng thương hiệu thế nào. DN lớn đã xây dựng thương hiệu họ cần hỗ trợ gì để mạnh hơn.…

Qua tọa đàm nhóm nghiên cứu mong muốn lắng nghe những góp ý của DN, từ đó sẽ xây dựng đề án hoàn chỉnh và triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Nhiều DN ủng hộ đề án. Tuy nhiên, có DN băn khoăn Việt Nam nói chung có hơn 90% là DN nhỏ và vừa. Nếu đề án chỉ xây dựng thương hiệu cho DN lớn, những DN nhỏ và vừa về đâu? Làm sao để các DN lớn xây dựng, liên kết chuỗi giá trị đưa các DN nhỏ cùng đồng hành phát triển vươn ra thế giới?...

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Phó chủ tịch HUBA, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel dẫn chứng về chuỗi cung ứng trong sản xuất ô tô.

Theo ông Kỳ để sản xuất một chiếc ô tô cần 327.000 chi tiết, linh kiện với trên 1.300 DN. Chúng ta muốn "dọn tổ đón đại bàng" cần phải có hệ thống DN phụ trợ đi cùng.

Ngay ngành ô tô DN phụ trợ trong nước lớn không kịp. Vì vậy, khi có những DN lớn của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hệ thống DN phụ trợ Việt Nam đi cùng không có.

Trong khi đó, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam họ mang DN đi cùng rất nhiều, DN trong nước tham gia vào quá trình sản xuất của họ khó khăn.

Vì vậy, trong đề án của TP.HCM khi xây dựng thương hiệu mang tầm quốc gia, quốc tế cần có chính sách hỗ trợ cho cả DN nhỏ, DN công nghiệp phụ trợ cùng với DN lớn.

“Nếu chỉ chăm chăm vào DN lớn mà không quan tâm DN phụ trợ, DN trong hệ sinh thái, chúng ta chỉ có những DN lớn đi một mình và như thế sẽ bị “bẻ gãy”", ông Kỳ nói.

Theo TS Hướng, đề án của thành phố không phải chỉ quan tâm xây dựng thương hiệu cho DN lớn, bỏ qua vai trò của DN nhỏ và vừa. Đề án đưa ra các chính sách đột phá xây dựng thương hiệu cho DN lớn mang tầm quốc gia và có những DN mang tầm toàn cầu.

Theo đó, đối với những DN lớn rồi cần chính sách nào để lớn hơn. Những DN nhỏ và vừa cần chính sách nào hỗ trợ để lớn lên.

“Nhóm nghiên cứu đề án sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp, bổ sung vào đề án để đảm bảo tính đồng bộ trong các chính sách hỗ trợ cho DN xây dựng phát triển thương hiệu”, TS Hướng nói.

Ngoài đề án này ra, TP.HCM đang triển khai nhiều đề án khác như Sở Công thương TP.HCM xây dựng đề án TP.HCM trở thành trung tâm logistics lớn, Trung tâm dịch vụ lớn…

thương hiệu Việt
Ban lãnh đạo HUBA tham quan các gian hàng trưng bày hàng hóa tại chương trình. Ảnh: TÚ UYÊN

Hướng tới sản phẩm không chỉ là "Made in Vietnam"

Bà Phan Thị Tuyết Mai, Tổng giám đốc Công ty TMTM (thương hiệu MORI) cho biết, dù là DN nhỏ hãy tự tin xây dựng thương hiệu cho mình. Đồng thời cần định nghĩa thương hiệu Việt một cách đơn giản để dễ dàng làm.

Theo tôi, thương hiệu Việt gồm những đặc điểm là sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, sử dụng nguyên liệu công nghệ nhân lực Việt Nam. Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam thông qua thiết kế bao bì, logo hoặc các yếu tố khác.

Xây dựng phát triển quản lý bởi DN Việt, chú trọng chất lượng, an toàn và tính ứng dụng của sản phẩm. Đồng thời giá cả cạnh tranh phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng.

Do đó, khi xuất khẩu ra nước ngoài DN đừng nghĩ đơn giản đó là sản phẩm mà là “tác phẩm” mang hình ảnh, văn hóa… Việt Nam.

Bà Mai dẫn chứng, tại Olympic 2020 ở Nhật Bản, món quà tặng tại sự kiện này là sản phẩm socola do chính công ty làm.

Sau khi nhận đơn hàng, tôi đặt vấn đề với ban tổ chức là tất cả hình ảnh, bao bì, socola là của Việt Nam. Như vậy có thể ghi trên bao bì "Product of Vietnam" không? và... được đồng ý.

“Qua đó, nếu DN sản xuất sản phẩm nào sử dụng nguyên liệu từ bản địa Việt Nam cần mạnh dạn ghi “Product of Vietnam” chứ không "Made in Vietnam"”, bà Mai nói.

Cùng quan điểm trên bà Võ Thị Liên Hương, Tổng Giám đốc Công ty Secoin chia sẻ, hiện nay tại Việt Nam có nhiều DN, nhà máy sản xuất "Made in Vietnam", nhưng có đúng là giá trị của Việt Nam không?.

Vì vậy, mới đây chúng tôi đón đoàn sứ quán Mỹ đến thăm DN. Khi giới thiệu đây là sản phẩm "Made in Vietnam" họ đánh giá ở giá trị Việt Nam nhiều hơn nên gọi sản phẩm Secoin là "Made by Việt Nam".

Cũng theo bà Hương, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu ra 60 nước trên thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng chúng tôi đã thành công nhưng với công ty để xây dựng thương hiệu Việt ở thị trường nước ngoài đây chỉ là bước đầu.

Theo bà Hướng, sản phẩm của công ty bán qua nhà phân phối và thường họ không nói về nguồn gốc hoặc chỉ nói sản phẩm "Made in Vietnam" hoặc là thiết kế ở Mỹ, Úc…

“Chúng tôi muốn Việt Nam thoát cái bóng là đất nước chỉ gia công cho các thương hiệu lớn. Secoin làm sản phẩm 100% thuần Việt, không gia công cho bất cứ ai. Khát vọng của chúng tôi cùng các DN Việt xây dựng hình ảnh "Made in Vietnam" thật sự”, bà Hương nói.

Trong quá trình đưa sản phẩm ra thế giới có nhiều thương hiệu Việt rất thành công nhưng một lúc nào đó biến mất.

Bà Hương kể, cách đây không lâu, tập đoàn Lamborghini đề xuất hợp tác với Secoin xuất khẩu gạch bông mang thương hiệu “Lamborghini Handmade Tile” ra thị trường thế giới.

Đây là lời đề nghị hấp dẫn nhưng ban lãnh đạo quyết định giữ lại thương hiệu Secoin.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm