“Mặc dù trên thế giới còn có những nhận định, đánh giá khác nhau về cuộc chiến tranh này, nhưng đến nay, với độ lùi thời gian, những sự kiện lịch sử ngày càng được sáng tỏ, chúng ta một lần nữa có thể tự hào khẳng định: Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, đối với Việt Nam là cuộc chiến tự vệ, cuộc chiến vì sự nghiệp chính nghĩa, là biểu tượng cao đẹp của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, trong sáng giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia”, Lê Khả Phiêu – nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng
Sau ngày 30-4-1975, các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung cho nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị, ổn định đời sống nhân dân thì tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari (lực lượng Khmer Đỏ nắm quyền lãnh đạo đất nước Campuchia vào tháng 4-1975) đưa quân chiếm đóng một số đảo trong vùng biển Tây Nam của Việt Nam.
Thổ Chu, nơi Khmer Đỏ bắt đi và giết hại 500 người dân Việt Nam.
Từ ngày 3 đến ngày 5-5-1975, Khmer Đỏ đổ bộ lên bắc đảo Phú Quốc và các đảo Thổ Chu, Hòn Ông, Hòn Bà cướp bóc tài sản, bắt đi và giết hại gần 600 người dân Việt Nam.
“Đến cuối năm 1976, các cuộc tiến công của quân Pôn Pốt vào lãnh thổ Việt Nam ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn, có nơi vào sâu tới 15km (Kiên Lương, Kiên Giang), làm cho tình hình biên giới Tây Nam hết sức căng thẳng”, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhớ lại.
Theo một tài liệu của Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, chỉ tính từ ngày 30-4-1975 đến tháng 6-1977, tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari đã đưa quân xâm phạm biên giới Việt Nam hơn 2.000 lần.
Trước hành động mở rộng chiến tranh của kẻ địch, từ tháng 12-1977, Việt Nam đã sử dụng lực lượng của các đơn vị: Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, một số sư đoàn của Quân khu 7, Quân khu 9 cùng LLVT và dân quân các địa phương mở đợt phản công.
Quân đội cách mạng Campuchia và bộ đội Việt Nam tiêu diệt quân Pôn-pốt, giải phóng thủ đô Phnôm Pênh. Ảnh tư liệu
Đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (thành lập tháng 12-1978), quân và dân Việt Nam đã phối hợp với các LLVT cách mạng Campuchia liên tục mở các đợt tiến công, giải phóng thủ đô Phnômpênh vào ngày 7-1-1979.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng: Những hành động của tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari rõ ràng là xâm lược, phi nghĩa, không gì có thể biện minh được. Mặc dù lúc đó Việt Nam có quyền đánh trả và đủ khả năng tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Nhưng xuất phát từ tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 dân tộc; đồng thời tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia nên Đảng, Nhà nước Việt Nam đã kiên trì tìm cách cứu vãn hoà bình, nhiều lần đề nghị đàm phán, thương lượng để giải quyết những bất đồng. Song tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari đã cự tuyệt mọi thiện chí của chúng ta, công khai thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam. Thực tế đó đã buộc Đảng, Chính phủ Việt Nam phải thực hiện quyền tự vệ chính đáng, sử dụng vũ lực đánh đuổi xâm lược, bảo vệ nhân dân và chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc".
Thắng lợi của tinh thần quốc tế cao cả và trách nhiệm với đồng loại
Tại hội thảo khoa học “40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ Quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979/7-1-2019)” do Bộ Quốc phòng và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức chức mới đây ở tỉnh An Giang, Thiếu tướng, TS Lê Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nhận định: Việc những người cách mạng chân chính Campuchia đứng lên chống lại chế độ Pôn Pốt và kêu gọi sự giúp đỡ của Việt Nam đã tạo cơ sở để Việt Nam phối hợp chiến đấu, giúp nhân dân Campuchia làm nên chiến thắng, cứu nhân dân đất nước Chùa Tháp thoát khỏi hoạ diệt chủng. Thắng lợi ngày 7-1-1979 là thắng lợi của tinh thần quốc tế cao cả, trách nhiệm với đồng loại của nhân dân Việt Nam.
Kênh Vĩnh Tế (huyện Giang Thành, Kiên Giang), nơi Khmer Đỏ nhiều lần đưa quân tràn sang biên giới Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho rằng: Thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam có ý nghĩa vô cùng to lớn, chúng ta không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà còn cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự; tạo điều kiện để khôi phục lại tình hữu nghị và tình đoàn kết chiến đấu vốn có giữa 2 Đảng và nhân dân 2 nước Việt Nam – Campuchia.
Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng khẳng định: Trong cuộc chiến đấu vô cùng khó khăn, gian khổ và ác liệt đó, biết bao cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã hi sinh hoặc để lại một phần máu thịt của mình trên các chiến trường. Sự giúp đỡ bằng xương máu của Quân tình nguyện Việt Nam đối với cách mạng Campuchia là sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, vô tư, trong sáng. Cùng với thời gian, sự giúp đỡ ấy cũng như tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam – Campuchia sẽ mãi được khắc ghi trong lịch sử và trở thành biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng giữa 2 dân tộc.
"Bộ đội nhà Phật"
Trong đợt phản công từ trung tuần tháng 12-1977 đến đầu tháng 1-1978, Sư đoàn 330 (Quân khu 9) cùng LLVT địa phương tỉnh An Giang đã giành quyền chủ động tiến công địch. Khi ta truy kích địch và giải thoát cho hàng vạn nhân dân Campuchia bị giam cầm trong các trại tập trung, họ gọi bộ đội Việt Nam là “Bộ đội nhà Phật” đã sang cứu giúp nhân dân Campuchia. Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng |