‘Cuộc chiến’ Vinasun - Grab và cái gốc pháp luật

Phải nói rằng dù đây là một vụ kiện khó đối với tòa án Việt Nam nhưng về phía doanh nghiệp thì lại là một tín hiệu rất tốt khi các tranh chấp được giải quyết bằng phương thức văn minh: Kiện ra tòa. Sở dĩ nói đây là vụ kiện khó là bởi vì chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của Vinasun với những động thái cạnh tranh của Grab là không dễ.

Rõ ràng nói gì thì nói, sự cạnh tranh giữa loại hình vận tải hành khách được coi là truyền thống như Vinasun với những loại hình mới như Grab, Uber cuối cùng vẫn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Quyền lực của người tiêu dùng, sự điều chỉnh mềm của thị trường và việc luật pháp tôn trọng quyền kinh doanh của người dân, doanh nghiệp ít nhiều đã thể hiện rất rõ trong cuộc chiến này.

Chắc hẳn cả Vinasun và Grab đều nắm trong tay những cơ sở pháp luật và bằng chứng để đòi hỏi hoặc bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng ở góc độ nào đó, chắc chắn họ cần cố gắng nhiều hơn nữa bởi “lỗi phải” đôi khi không thuộc về họ. Nó nằm ở chỗ khác: Đó là các quy định của pháp luật.

Trong suốt ba năm qua, nhiều chuyên gia đã từng “cảnh báo” Bộ GTVT về một “nút thắt” trong Luật Giao thông đường bộ. Đó là việc quy định chi tiết năm loại hình kinh doanh vận tải bằng ô tô. Chính việc “đóng khung” tư duy và tham vọng “nhốt” đời sống kinh doanh vận tải vào những câu chữ như thế đã gây ra nhiều hệ lụy.

Chắc chắn rằng: Năm loại hình kinh doanh vận tải bằng ô tô mà Luật Giao thông đường bộ đưa ra không thể bao quát hết cuộc sống kinh doanh vốn luôn biến đổi. Chính vì vậy, khi xuất hiện Grab, Uber, các cơ quan quản lý mới lúng túng, không thể xử lý nổi tình hình dù những nỗ lực như Nghị định 86/2014 cũng như “giải pháp tình thế” mang tên Quyết định 24/2016 của Bộ GTVT đã ra đời. Những văn bản pháp luật đó không thể giải quyết được gốc rễ vấn đề bởi đơn giản là các cơ quan hữu quan không biết xếp Uber, Grab vào đâu trong năm cái loại hình đã đóng khung trước đó.

Lẽ ra việc cần làm hơn cả là Bộ GTVT phải thấy đây là hệ quả của tư duy lập pháp “đóng khung” và coi đây là dịp để sửa đổi những điều luật đang kìm hãm sự phát triển, cản trở quyền tự do kinh doanh của người dân và phương hại lợi ích của doanh nghiệp. Vì một lẽ rằng: Luật pháp bao giờ cũng đi sau cuộc sống. Những trường hợp luật đi trước cuộc sống là họa hiếm.

Nghị trường Quốc hội nhiều kỳ họp đã từng có ý kiến rằng: Nếu cuộc sống yêu cầu thì thậm chí Quốc hội có thể thông qua một đạo luật chỉ để sửa… một điều luật. Vậy hà cớ gì không được sửa đổi các văn bản luật pháp cần thiết để tạo hành lang pháp lý cho những vấn đề mới phát sinh, nhất là trong thời kỳ công nghệ vũ bão?

Về vấn đề này, có lẽ chỉ có Bộ GTVT mới trả lời được.

Một SEA Games thành công nhất của thể thao Việt Nam.

Bao giờ SEA Games mới tiếp cận Asiad và Olympic?

(PLO)- SEA Games có “luật chơi riêng”, đó là sự du di, ưu ái cho chủ nhà nhiều hơn là cái chung cho sự phát triển của thể thao Đông Nam Á nên nhiều người hay gọi là "cái ao làng".
Số 1 Đông Nam Á và…

Số 1 Đông Nam Á và…

(PLO)- SEA Games 32 đang khép lại và vị trí số 1 Đông Nam Á của thể thao Việt Nam (TTVN) gần như đã được xác định.
Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

Án hành chính: Lãnh đạo cần sòng phẳng với người dân

(PLO)- Chỉ khi người lãnh đạo dám nhìn nhận cái sai và sửa sai, dám sòng phẳng với người dân khi tham gia tố tụng thì công cuộc quản lý hành chính mới ngày một tốt hơn và niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền ngày một tăng cao.
Muốn 'xanh', phải hành động

Muốn 'xanh', phải hành động

(PLO)- Phát triển xanh là xu hướng khó cưỡng lại nếu để ý rằng mới đây châu Âu thông qua đạo luật cấm nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến phá rừng, nhiều nước cũng dần nâng cấp các tiêu chuẩn về phát triển xanh.
Đã đến lúc dùng ETC để thu phí đỗ ô tô tại TP.HCM

Đã đến lúc dùng ETC để thu phí đỗ ô tô tại TP.HCM

(PLO)- Việc nhiều người ngang nhiên thu phí đỗ xe ở TP.HCM cho thấy đã đến lúc TP nên áp dụng các giải pháp công nghệ mới để vừa mở rộng số tuyến đường có tổ chức đỗ xe, làm tốt giao thông tĩnh vừa loại trừ được hiện tượng thu tiền riêng…
Xử vắng mặt bà Nhàn AIC xong, thi hành án thế nào?

Xử vắng mặt bà Nhàn AIC xong, thi hành án thế nào?

(PLO)- Trường hợp người phạm tội trốn ra nước ngoài, việc thi hành án hình sự gặp khó, dẫn đến hiệu lực của bản án chưa đạt được do người phạm tội vẫn nhởn nhơ sống ở nước khác.