Theo hang tin Reuters, các thủy thủ trên đã bị bắt giữ tại một làng chài nhỏ ở Somalia trong hơn bốn năm qua sau khi tàu của các thủy thủ bị cướp biển tấn công ở Ấn Độ Dương.
Các thủy thủ này đến từ Việt Nam, Trung Quốc đại lục, đảo Đài Loan, Philippines, Campuchia, Indonesia. Họ đã bị các thủy thủ Somalia bắt giữ khi chiếc tàu FV Naham 3 có treo cờ Oman bị cướp biển tấn công gần đảo quốc Seychelles ở Ân Độ Dương vào tháng 3-2012.
Các thuỷ thủ châu Á bị cướp biển Somalia bắt giữ. Ảnh: TELEGRAPH
“Đoàn thủy thủ đang ở qua đêm tại TP Galkayo (bắc Somalia). Họ sẽ đến Nairobi (thủ đô Kenya) vào lúc 6 giờ 30 tối mai” - John Steed, người phụ trách khu vực Đông Phi của Oceans Beyond Piracy, nhóm hỗ trợ giải cứu con tin bị cướp biển bắt, cho biết.
Hirsi Yusuf, thị trưởng TP Galkayo, miền bắc Somalia, cho biết nhóm thủy thủ sẽ đến Kenya vào tối 22-10 (giờ địa phương). “Nhóm thủy thủ không nói liệu tiền chuộc sẽ được trả hay không” - Reuters dẫn lời Thị trưởng Hirsi Yusuf.
Vụ bắt giữ 26 thủy thủ châu Á này là một trong những vụ bắt giữ lâu nhất của cướp biển Somalia. Ông Steed cho biết một thành viên trong đoàn thủy thủ đã chết trong suốt vụ tấn công của cướp biển Somalia hồi năm 2012 trong khi hai thành viên khác chết vì bệnh.
Trong số 26 người được thả, có một người đang được chữa trị do vết thương bị súng bắn ở phần chân và ba người khác bị bệnh đái đường.
Các thủy thủ bị bắt giữ tại Dabagala, gần thị trấn Harardheere, cách thủ đô Mogadishu của Somalia khoảng 400 km về phía đông bắc. Harardheere được coi là căn cứ hoạt động chính của cướp biển Somalia.
Hoạt động cướp biển ngoài bờ biển Somalia đã giảm trong ba năm qua, chủ yếu vì các công ty vận tải hàng hải thuê các lực lượng đảm bảo an ninh và có sự hiện diện của tàu chiến quốc tế.
Các vụ tấn công của cướp biển đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vận tải thế giới hàng tỉ USD mỗi năm khi chúng làm tê liệt các tuyến đường hàng hải, bắt cóc hàng trăm thủy thủ và bắt giữ các tàu trong phạm vi hơn 1.600 km tính từ bờ biển Somalia.