Đà Nẵng vinh danh 20 nhà giáo tiêu biểu

Ngày 14-11, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng đã tổ chức trao giải thưởng Võ Trường Toản cho 20 giáo viên tiêu biểu và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, cho biết những người thầy, người cô đã cống hiến bao trí tuệ, chất xám cho khoa học công nghệ, cho việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

“Trong số hàng chục ngàn thầy cô giáo đang công tác tại Đà Nẵng, mỗi người đều đang âm thầm cống hiến theo cách riêng của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo TP nói riêng và cả nước nói chung. Tất cả thầy cô đều xứng đáng được tôn vinh.

20 thầy cô giáo được xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản năm nay là những thầy cô giáo tiêu biểu, đại diện cho bao tấm gương nhà giáo tận tâm, đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người của Đà Nẵng”.

Vinh danh những nhà giáo tiêu biểu, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Danh sách 20 thầy cô giáo được tôn vinh là những người tận tụy, có nhiều sáng tạo, đổi mới trong cách dạy. Dưới sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy cô nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành và trở thành những nhà khoa học, nhà nghiên cứu... góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Trần Văn Miên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cũng nói lời tri ân các thầy cô giáo.

“Cách đây hơn 200 năm, người thầy đầu tiên của đất Nam Bộ Võ Trường Toản đã nói đến trách nhiệm và đóng góp của những người làm nghề giáo, đó là đạo lý "lương sư hưng quốc". Nghĩa là quốc gia có những người thầy giỏi và có một nền giáo dục tốt thì sẽ hưng thịnh”.

Ông Miên nói tiếp đạo lý "lương sư hưng quốc" vừa nhắc nhở trọng trách vừa ngợi ca những người thầy có tầm, có tâm và đạo hạnh.

“Tất cả thầy cô giáo đều xứng đáng được vinh danh vì sự nghiệp trồng người cho TP. Các thầy cô đã tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo tiền đề cho TP phát triển. Vai trò của các nhà giáo là hết sức quan trọng” - ông Miên nói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Quan trọng không phải là có kiểm tra miệng hay không mà mấu chốt ở chỗ giáo viên sử dụng hình thức/phương pháp kiểm tra ra sao. Áp lực vừa phải, áp lực đúng tâm sinh lý độ tuổi, áp lực nhưng không tiêu cực, chèn ép… thì vẫn ổn, đâu có sao.

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

 (PLO)- Kiểm tra học sinh suốt buổi học bằng nhiều hình thức sinh động như vẽ tranh, viết thư, kể chuyện…là cách mà cô Vũ Thị Mừng đang áp dụng thay vì kiểm tra bài cũ đầu giờ.

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

(PLO)- PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật cho biết việc thực hiện tự chủ đại học trong thời gian vừa qua không hẳn suôn sẻ bởi các trường phải đối mặt với bất cập nhất là cơ chế và khung pháp lý.

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

(PLO)- Mới đây, trong chỉ đạo chuyên môn đầu năm học, sở GD -ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã lưu ý giáo viên hạn chế áp dụng kiểm tra miệng đầu giờ học. Thông tin này khiến dư luận xã hội dậy lên một cuộc tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều.