Đang học trung cấp, cho học liên thông cao đẳng

Đó là trường hợp N.K.S. - học sinh năm hai bậc trung cấp chuyên nghiệp - làm đơn xin học dự thính và được ông Chu Văn Quyết - hiệu trưởng - bút phê cho N.K.S. vào học lớp liên thông CĐ, học dự thính, đầu vào sẽ thi vào cuối năm 2012. Từ bút phê này, một cán bộ phòng đào tạo (vợ của học sinh S.) đưa tên học sinh S. vào lớp học. S. đã học và thi một số môn của lớp liên thông CĐ. Bảng điểm kết thúc môn do giảng viên ký có tên và điểm số của N.K.S..

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Khắc Toản - trưởng phòng đào tạo - cho rằng mặc dù trường không có quy định về học dự thính nhưng sinh viên nào muốn nghe thì cứ vào lớp. Thế nhưng, ông lại cho rằng việc N.K.S. có tên và điểm thi trong lớp liên thông CĐ là do vợ của S. sợ giáo viên không cho S. học. Riêng việc S. thi và có điểm trong bảng điểm là vì S. muốn thi để kiểm tra kiến thức. Ông Toản nói bảng điểm tuy có chữ ký của giáo viên nhưng chưa phải là bảng điểm chính thức. Hơn nữa, tuy hiệu trưởng có bút phê và S. đã có tên trong lớp nhưng trong quyết định thành lập lớp không có tên học sinh này. Hiện trường không cho S. theo học lớp liên thông nữa.

Theo MINH GIẢNG ( TT)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Quan trọng không phải là có kiểm tra miệng hay không mà mấu chốt ở chỗ giáo viên sử dụng hình thức/phương pháp kiểm tra ra sao. Áp lực vừa phải, áp lực đúng tâm sinh lý độ tuổi, áp lực nhưng không tiêu cực, chèn ép… thì vẫn ổn, đâu có sao.

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

 (PLO)- Kiểm tra học sinh suốt buổi học bằng nhiều hình thức sinh động như vẽ tranh, viết thư, kể chuyện…là cách mà cô Vũ Thị Mừng đang áp dụng thay vì kiểm tra bài cũ đầu giờ.

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

(PLO)- PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật cho biết việc thực hiện tự chủ đại học trong thời gian vừa qua không hẳn suôn sẻ bởi các trường phải đối mặt với bất cập nhất là cơ chế và khung pháp lý.

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

(PLO)- Mới đây, trong chỉ đạo chuyên môn đầu năm học, sở GD -ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã lưu ý giáo viên hạn chế áp dụng kiểm tra miệng đầu giờ học. Thông tin này khiến dư luận xã hội dậy lên một cuộc tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều.