Đang mang thai có được xem là trẻ em?

Tham gia buổi hội nghị có Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia, tòa án,… và các sở, ban, ngành thành phố.

Tại hội nghị, báo cáo viên ông Nguyễn Văn Tính, Phó Trưởng phòng Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em - Sở LĐ-TB&XH đã triển khai và phân tích một số nội dung mới cơ bản của Luật Trẻ em năm 2016 như: tên gọi của Luật, các khái niệm mới về bảo vệ trẻ em, quyền và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ trẻ em….


Ông Nguyễn Văn Tính, Phó trưởng Phòng Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em - Sở LĐ-TB&XH. Ảnh: YẾN CHÂU

Đang mang thai có được coi là trẻ em không?

Khi ông Tính đặt câu hỏi: “Đang mang thai có được coi là trẻ em không?” cả hội nghị đã xôn xao, tỏ ra khá bất ngờ.

Để làm rõ hơn vấn đề, ông đặt ra tình huống: ông A có bốn người con và một người con riêng (tên Y). Y đang mang thai và ông A đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho cháu mình (đứa con Y đang mang thai). Tuy nhiên, khi ông mất thì cháu của ông cũng mất khi mới sinh được một ngày. Vậy đứa trẻ có được nhận thừa kế không?

Nhiều người cho rằng cháu đã chết thì tài sản được chia cho bốn người con. Tuy nhiên họ đã bỡ ngỡ trước câu trả lời của ông, nếu cô Y làm giấy khai sinh và giấy chứng tử theo đúng quy định của pháp luật thì đứa trẻ được nhận thừa kế từ A, đứa trẻ mất một ngày sau sinh thì tiến hành chia thừa kế theo pháp luật.

Bạo hành lạnh là gì?

Một khái niệm “mới toanh” cũng được ông Tính nói đến, đó là việc “bạo hành lạnh” đối với trẻ em trong giai đoạn hiện nay.

Theo ông Tính, việc sao nhãng, bỏ mặc trẻ em về thể chất, tình cảm, giáo dục,… chính là bạo hành lạnh. Việc này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bởi lẽ đôi khi sự lạnh nhạt còn gây tổn thương cho trẻ em hơn cả việc bị chửi bới, đánh đập.

Hội nghị cũng bị chú ý bởi vấn đề ông Tính đặt ra: “việc “nựng” vào bộ phận sinh dục của trẻ có phạm tội hay không?” Theo ông, cha mẹ, ông bà và các người thân thường sờ, hôn, nựng vào bộ phận sinh dục của trẻ là chuyện có thật và thường xuyên xảy ra. Ông cho rằng những hành vi ấy nếu không phải là những cử chỉ của “yêu thương” thì có thể sẽ vi phạm Điều 116 Bộ luật Hình sự về tội dâm ô với trẻ em. Ngoài ra, việc “nựng” trẻ như thế có thể dẫn đến việc trẻ luôn mong muốn được “cưng chiều” khiến chúng không nhận thức được đâu là hành động “yêu thương” đâu là bị “lạm dụng”. 

Ông Tính cũng nhắn nhủ tới các bậc cha mẹ hãy dạy con cách tự vệ để tránh bị lạm dụng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới