Danh sách 22 người chết và mất tích do lở đất ở Trà Leng

Chiều 30-10, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết đã tìm thấy tám thi thể trong vụ sạt lở ở thôn 1, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam).

Tám người tử vong, gồm: Hồ Văn Hùng, Hồ Thị Mai, Hồ Văn Thanh, Hồ Thị Đức, Hồ Văn Công, Hồ Viết Mười, Lê Công Huy và Nguyễn Thị Tường Vy.

Số người chết và mất tích trong các vụ sạt lở ở Quảng Nam. Ảnh chụp màn hình

Hiện lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục tìm kiếm 14 người còn mất tích, gồm: Lê Hoàng Việt, Arất Hà, Hồ Arất Thái Hữu, Hồ Thị Thắm, Hồ Quang Tuyền, Hồ Thị Ân, Trần Cao Nam, Trần Văn Tăng, Võ Ngọc Vinh, Nguyễn Thị Lệ Xoan, Nguyễn Thị Mai Khiếu, Nguyễn Văn Khuê, Hồ Thị Mai Ly và Hồ Thị Then.

Liên quan đến vụ sạt lở ở thôn 1, xã Trà Leng, lực lượng chức năng đã tìm thấy 33 người may mắn thoát nạn, nhiều người bị thương nặng sau đó được chuyển đến điều trị tại các bệnh viện.

Lực lượng cứu hộ tích cực tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở ở Trà Leng. Ảnh: HẢI HIẾU

Trong sáng 30-10, hàng trăm chiến sĩ bộ đội, công an và các lực lượng dùng máy móc nỗ lực tìm kiếm.

Thiếu tướng Nguyễn Đình Tiến, Phó Tư lệnh Quân khu V, thông tin lực lượng chức năng đã thông đường và đưa máy móc vào tìm kiếm. Ông Tiến cho biết, sẽ đưa chó nghiệp vụ vào để hỗ trợ việc tìm kiếm người mất tích.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

(PLO)- Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa TẬP CẬN BÌNH đã gửi bài đăng trên Báo Nhân Dân. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài viết.

Hội nghị Trung ương 11: Quyết sách lớn với tầm nhìn trăm năm để ổn định, phát triển

Hội nghị Trung ương 11: Quyết sách lớn với tầm nhìn trăm năm để ổn định, phát triển

(PLO)- "Tất cả cho thấy sự xuất hiện rõ nét của một tư duy phát triển có tính hệ thống, kiến tạo và dài hạn. Thể chế không còn được xem là công cụ kiểm soát đơn thuần, mà là nền tảng để khơi thông nguồn lực, kích hoạt sáng tạo và bảo đảm phát triển công bằng, bền vững" - TS Nguyễn Sĩ Dũng.