Đảo chính châu Phi: Niger biểu tình đòi Pháp rút đại sứ và quân đội; Lãnh đạo đảo chính Gabon sắp nhậm chức tổng thống

(PLO)- Hàng nghìn người biểu tình ở Niamey (Niger), yêu cầu Pháp rút đại sứ và quân đội khỏi Niger; Lãnh đạo đảo chính Gabon sắp nhậm chức tổng thống, Gabon mở cửa lại biên giới. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong ngày 2-9, tình hình ở Niger và Gabon - hai quốc gia đang có đảo chính - tiếp tục có những diễn biến mới đáng chú ý.

Biểu tình yêu cầu Pháp rút đại sứ và quân đội ở Niger

Ngày 2-9, hàng nghìn người biểu tình ở thủ đô Niamey (Niger), yêu cầu Pháp rút đại sứ và quân đội khỏi Niger. Cuộc biểu tình diễn ra sau khi chính quyền quân sự Niger chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có những bình luận can thiệp vào công việc nội bộ của nước này, theo đài Al Zajeera.

Người biểu tình gần căn cứ quân sự Pháp ở thủ đô Niamey (Niger) hôm 2-9. Ảnh: AFP

Người biểu tình gần căn cứ quân sự Pháp ở thủ đô Niamey (Niger) hôm 2-9. Ảnh: AFP

Những người biểu tình tập trung gần căn cứ có lính Pháp ở Niamey. Họ giăng biểu ngữ ghi: “Quân đội Pháp, hãy rời khỏi đất nước chúng tôi”. Phóng viên Ahmed Idris của đài Al Jazeera - đưa tin từ Niamey - cho biết những người biểu tình bày tỏ sự thất vọng vì người Pháp vẫn hiện diện ở Niger và muốn góp phần giải quyết vấn đề này.

Theo các nhân viên an ninh, cuộc biểu tình được lên kế hoạch bắt đầu vào khoảng 15 giờ (giờ địa phương). Tuy nhiên, vào lúc 10 giờ, hàng nghìn người biểu tình đã tập trung gần căn cứ quân sự Pháp, khiến cảnh sát và lực lượng an ninh bất ngờ.

Phóng viên Idris cho biết các cuộc biểu tình diễn ra trong vài ngày qua “tương đối bình tĩnh và có tổ chức”. Tuy nhiên, vào ngày 2-9, người biểu tình “phá vỡ các hàng rào do lực lượng an ninh, cảnh sát và quân đội thiết lập” và có một số người tìm cách xông vào căn cứ của quân đội Pháp.

Trước sự quyết liệt của người biểu tình, quân đội Niger đã tăng cường lực lượng xung quanh khu vực người biểu tình tập trung.

Theo Al Zajeera, căn cứ quân sự Pháp ở Niamey có khoảng 1.500 binh lính Pháp đồn trú.

Trước đó, ngày 1-9, đại diện chính quyền quân sự Niger chỉ trích Tổng thống Macron sử dụng những lời lẽ gây chia rẽ và tìm cách áp đặt mối quan hệ thuộc địa mới với Niger. Trong khi đó, ông Macron bày tỏ sự ủng hộ với ông Mohamed Bazoum - tổng thống bị lật đổ của Niger - và từ chối công nhận chính quyền quân sự của Niger.

Lãnh đạo đảo chính Gabon sắp nhậm chức tổng thống

Tướng Brice Nguema - lãnh đạo cuộc đảo chính tại Gabon - sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống chuyển tiếp vào ngày 4-9, theo hãng tin Bloomberg.

Ngày 2-9, ban lãnh đạo chính quyền quân sự Gabon đã cho phép mở cửa biên giới. Thông báo trên đài truyền hình nhà nước Gabon hôm 2-9, người phát ngôn của chính quyền quân sự cho biết các biên giới trên đất liền, trên biển và trên không đã được mở.

Binh lính Gabon tại thủ đô Libreville (Gabon) vào ngày 2-9. Ảnh: AFP

Binh lính Gabon tại thủ đô Libreville (Gabon) vào ngày 2-9. Ảnh: AFP

Theo người phát ngôn, việc mở cửa lại biên giới cho thấy họ “quan tâm duy trì pháp quyền, tôn trọng quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng và tất cả quốc gia trên thế giới, và để thúc đẩy tính liên tục của nhà nước”.

Theo hãng tin AFP, lệnh đóng cửa biên giới Gabon được chính quyền quân sự nước này đưa ra vào ngày 30-8.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Điện Kremlin cập nhật tình trạng quan hệ Nga-Mỹ

Điện Kremlin cập nhật tình trạng quan hệ Nga-Mỹ

(PLO)- Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho rằng việc khôi phục quan hệ Nga-Mỹ là “việc rất phức tạp, đòi hỏi những nỗ lực rất mạnh mẽ về ngoại giao và các mặt khác”.

Năng lực sản xuất vũ khí của Ukraine đang ở đâu sau 3 năm chiến sự?

Năng lực sản xuất vũ khí của Ukraine đang ở đâu sau 3 năm chiến sự?

(PLO)- Nếu chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài thì áp lực về vũ khí sẽ ngày một lớn đối với Kiev. Ukraine có thể sẽ phải cần một nỗ lực hỗ trợ lớn hơn đáng kể, với sự tham gia của toàn bộ châu Âu để có thể tiếp tục duy trì năng lực sản xuất vũ khí trong cuộc chiến kéo dài này.

Nhận diện ’con dao hai lưỡi' với bà Marine Le Pen

Nhận diện ’con dao hai lưỡi' với bà Marine Le Pen

(PLO)- Lãnh đạo đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia Pháp (NR) – bà Marine Le Pen nhận được cả sự ủng hộ và phản đối, khi liên tục phản bác phán quyết của tòa án Pháp kết luận bà phạm tội tham ô và cấm bà tranh cử trong 5 năm.