Theo dòng thời sự

Dấu ấn doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(PLO)-  Nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu thu được quả ngọt sau thời gian dài kiên trì đầu tư mạnh mẽ ra thị trường quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu thu được quả ngọt sau thời gian dài kiên trì đầu tư mạnh mẽ ra thị trường quốc tế.

Theo Bộ KH&ĐT, lũy kế đến ngày 20-12-2022, Việt Nam đã có 1.611 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 21,75 tỉ USD.

Các sản phẩm Việt Nam đã xuất khẩu đi khắp thế giới nhưng số thương hiệu xuất xứ từ Việt Nam được thế giới biết đến còn hết sức ít ỏi. Nguyên nhân các sản phẩm này thường được xuất thô hoặc gia công chế biến đứng dưới tên thương hiệu nước ngoài.

Nhiều ông chủ Việt muốn thay đổi nhận thức này, vừa có sản phẩm vừa có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Bởi niềm tự hào của nhiều công ty Việt không chỉ là sự tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh mà là thương hiệu Việt được người tiêu dùng bản xứ tin dùng.

Thâm nhập thị trường quốc tế có thể là một hành trình đầy cam go, đòi hỏi những bước đi chập chững ban đầu cùng với sự kiên nhẫn và nhiều nỗ lực mà doanh nghiệp (DN) cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

Có thể thấy qua việc Vinamilk, Viettel hay Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam mất hơn 10 năm từ việc thăm dò thị trường, từng bước xây dựng cơ sở vững chắc cho đến thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ mới. Qua đó mớithểtrụvững ởthịtrường quốc tếtrước khi đặt ra tham vọng lớn hơn mởrộng quy môdoanh thu trong tương lai.

Nhưng không vì thế mà các DN Việt chùn bước trên thị trường quốc tế. Nhiều DN Việt không hề e ngại sự cạnh tranh, luôn tin vào thế mạnh, năng lực cũng như chiến lược kinh doanh, sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ để chinh phục những thị trường khó tính nhất.

Các hoạt động đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ còn phải kể đến việc các quy định pháp luật, chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước ngày càng thông thoáng, hoàn thiện đã giúp DN trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng khả năng hội nhập quốc tế.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, để thành công trên thị trường quốc tế, các DN Việt cần chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch thâm nhập thị trường, phải hiểu vị thế của mình, khoan nghĩ đến những điều to tát, mà hãy đi từng bước một. Tập trung xây dựng chiến lược khác biệt hóa chính là chìa khóa để DN nổi bật và vượt trội trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, bên cạnh nỗ lực tự thân, DN cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, sự hỗ trợ của Chính phủ để tăng cường sự hiện diện và giá trị của mình trên thị trường toàn cầu.

Cuối cùng, nếu muốn thành công trên thị trường nước ngoài thì DN phải chinh phục được khách hàng trong nước. DN không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của thị trường nội địa. Nếu không thể lấy lòng khách hàng ngay trên sân nhà,nơi ham hiu nht vthtrường thìkhông có đảm bo rng DN sẽ có cơ hội cạnh tranh tại các thị trường với môi trường chính trị, văn hóa xã hội và kinh tế khác xa bản địa.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới