Đầu tư thương hiệu cà phê Việt hướng tới mốc xuất khẩu 5 tỉ USD

(PLO)- Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đang kiến nghị Bộ NN&PTNT tạo điều kiện để Hiệp hội xây dựng thương hiệu Robusta Việt Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các chuyên gia, doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp tăng lượng lẫn chất cho ngành cà phê tại Hội thảo “Giải pháp để xuất khẩu cà phê Việt đạt 5 tỉ USD” nằm trong chuỗi hoạt động của Chương trình Tôn vinh cà phê - trà Việt lần 2-2024 do Báo Người Lao Động tổ chức chiều 30-3.

Xây dựng thương hiệu cà phê Robusta Việt Nam

Ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), cho biết, niên vụ 2022 - 2023 và đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng một phần nhờ giá bán cao kỷ lục, chạm mốc 100.000 đồng/kg trong những ngày gần đây.

Bước qua 2024, giá cà phê tăng gấp đôi, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn mới mua được cà phê xuất khẩu. Với diễn biến hiện tại, mục tiêu xuất khẩu cà phê 5 tỉ USD là không khó.

Tiềm năng từ hạt cà phê Việt Nam hiện rất lớn, gần như doanh nghiệp lớn ở các nước đều đã có mặt tại Việt Nam. Vai trò của cà phê Việt Nam là không thể thay thế, tuy nhiên, theo ông Nam, cần có giải pháp, chiến lược để phát triển cà phê bền vững.

Theo ông Nam, VICOFA đang có kế hoạch xây dựng thương hiệu Robusta Việt Nam. Hiện Việt Nam chủ yếu sản xuất cà phê Robusta chiếm hơn 94% diện tích và sản lượng.

VICOFA cũng đã có kiến nghị đến Bộ NN&PTNT rà soát lại diện tích cà phê và các cây công nghiệp dài ngày thực tế hiện nay một cách tương đối chính xác. Phối hợp với Liên minh Châu Âu, Bộ NN&PTNT là đầu mối để triển khai lộ trình thực hiện EUDR (Quy định của EU về chống phá rừng và gây suy thoái rừng). Có hướng dẫn cụ thể lộ trình cho các địa phương, các Hiệp hội và các Doanh nghiệp.

ong-do-ha-nam2.jpeg
Ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, cho biết cần có giải pháp, chiến lược để phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam.

Ông Gruber Alexander Lukas, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ rang xay chuyên nghiệp Sài Gòn, đại diện thương hiệu Alambe' Finest Vietnamese Coffee góp ý để cà phê Việt Nam xuất khẩu đạt 5 tỉ USD, giải pháp chính là đừng hàng hóa cà phê mà hãy cá nhân hóa nó.

Việt Nam nổi tiếng với số lượng cà phê lớn, giá rẻ. Do đó, cần đầu tư xây dựng thương hiệu, tạo nên chất lượng độc đáo, phân loại cà phê thành các hạng tốt, thượng hạng, tiêu chuẩn… Xuất khẩu cà phê mới có giá trị gia tăng.

dau-tu-thuong-hieu-ca-phe.jpeg
Ông Gruber Alexander Lukas, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ rang xay chuyên nghiệp Sài Gòn góp ý ngành cà phê Việt Nam cần đầu tư thương hiệu, nhiều loại cà phê chất lượng thượng hạng.

Theo ông Gruber Alexander Lukas, những diễn biến tích cực tại Việt Nam với ngành công nghiệp hòa tan (cà phê hòa tan) ngày càng phát triển, đủ loại cà phê 3 trong 1, 2 trong 1... Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, đang dẫn đầu và có triển vọng trở thành TP cà phê hấp dẫn nhất thế giới.

Phát triển cà phê đặc sản, tăng giá trị

Ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia phân tích cà phê, cũng cho rằng với giá xuất khẩu hiện nay từ 3.500 - 4.000 USD/tấn, nếu tính 1 cách máy móc cả năm nay sẽ đạt khoảng 5 tỉ USD. Theo số liệu mới nhất của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 3-2024, xuất khẩu cà phê gần 799.000 tấn, đã đạt giá trị lên tới1,9 tỉ USD.

Theo chuyên gia cà phê Nguyễn Quang Bình, để đạt được 5 tỉ USD xuất khẩu cà phê cần tăng cường là sản xuất, chế biến cà phê đặc sản. Đơn cử, 1 tấn cà phê thường 4.000 USD/tấn, thì giá cà phê đặc sản ít nhất là 6.000 - 8.000 USD/tấn nên cần hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường và chế biến cà phê đặc sản để nâng cao giá trị của hạt cà phê.

cà phê Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần phát triển cà phê đặc sản, đầu tư xây dựng thương hiệu để tăng giá trị gia tăng.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tấn Vinh, Giám đốc Công ty TNHH K-Pan, chuyên gia rang và pha chế thủ công, cũng cho rằng trên thế giới, sự phát triển của cà phê đặc sản đã có từ rất lâu, và hiện nay đã trở thành một thị trường ổn định và có giá trị rất lớn. Cà phê đặc sản thường có giá cao hơn cà phê thương mại thông thường từ 2-4 lần.

Tuy nhiên, các trang trại cà phê đặc sản ở Việt Nam lại chưa liên kết hoặc phát triển cùng nhau. Để có sự phát triển lâu dài hoặc đáp ứng các đơn hàng có số lượng lớn thì sự phân mảnh này là sự cản trở đến tương lai phát triển của cà phê đặc sản Việt.

“Thiết nghĩ rằng nếu có sự can thiệp, chỉ đạo của nhà nước, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam thúc đẩy sự phát triển bền vững lâu dài, định hướng phát triển về chiều sâu về cà phê đặc sản. Khi đó ngành hàng cà phê không chỉ đem lại nhiều giá trị kinh tế mà danh tiếng cho cà phê Việt”- ông Vinh nói.

Thương hiệu cà phê Việt Nam trên thế giới vẫn ít so với Thái Lan

Hiện nay, trung bình mỗi tỉnh ở Việt Nam có 100 doanh nghiệp cà phê, riêng TP.HCM có khoảng 2.000 doanh nghiệp. Tính chung, cả nước có khoảng 10.000 doanh nghiệp cà phê. Số lượng doanh nghiệp cà phê rất nhiều nhưng việc phát triển cà phê thương hiệu Việt ra thị trường thế giới còn hạn chế.

Trong nhiều năm nay, tôi đi khoảng 100 nước trên thế giới và thấy rất ít thương hiệu cà phê Việt Nam, đâu đó gặp thương hiệu cà phê Trung Nguyên trên quầy kệ siêu thị một số nước. So với Thái Lan, Malaysia thì độ bao phủ và thị trường của các thương hiệu cà phê Việt Nam rất hạn chế.

thuong-hieu-ca-phe.jpeg
Số lượng doanh nghiệp cà phê Việt Nam rất nhiều nhưng việc phát triển cà phê thương hiệu Việt ra thị trường thế giới còn hạn chế.

Để đạt 5 tỉ USD bền vững thì nhà nước và các cơ quan, ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư máy móc, các giải pháp sale, marketing quốc tế để phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu.

Ông NGUYỄN ĐỨC HƯNG, Giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất thương mại xuất nhập khẩu cà phê Napoli

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm