Để giá hàng hóa không 'nhảy múa' trong năm 2024

(PLO)- Các cơ quan chức năng cần sớm lên phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong năm 2023, Việt Nam (VN) là một trong những quốc gia trên thế giới kiểm soát khá tốt lạm phát. Việc kiểm soát lạm phát tốt năm 2023 tạo điều kiện để phục hồi kinh tế trong năm 2024. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong năm nay vẫn còn.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về vấn đề này, PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính, nhấn mạnh: “Cần nhiều giải pháp đồng bộ để giá cả hàng hóa, dịch vụ không nhảy múa ảnh hưởng đến túi tiền của người dân”.

Năm th tám liên tiếp lạm phát được kiểm soát

. Phóng viên: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2023 của VN chỉ tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước. Ông đánh giá gì về con số này?

pgsts-ngo-tri-long-chuyen-gia-kinh-te-nguyen-vien-truong-vien-nghien-cuu-thi-truong-gia-ca-bo-tai-chinh-872.jpg

+ PGS-TS Ngô Trí Long: Có thể coi kiểm soát lạm phát là một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế VN năm 2023, khi CPI bình quân cả năm chỉ tăng 3,25%.

Đây là con số thấp hơn mục tiêu 4,5% mà Quốc hội đã đặt ra. Đặc biệt, đây là năm thứ tám liên tiếp lạm phát ở nước ta được kiểm soát theo mục tiêu của Quốc hội.

. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính giúp VN kiểm soát lạm phát thành công?

+ Tôi cho rằng ngoài các nhóm hàng hóa có chỉ số giá tiêu dùng giảm thì có vai trò điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là quan trọng.

Ví dụ khi các nền kinh tế trên thế giới đều tăng lãi suất cho vay để giảm lạm phát thì Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành bốn lần (từ mức 0,5%-1,5%) nhằm giảm lãi suất cho vay. Các ngân hàng thương mại cũng đã giảm mặt bằng lãi suất. Có thể nói hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ tỉ giá đã được phát huy tốt, phù hợp với điều kiện của VN góp phần kiểm soát lạm phát.

Tránh tình trạng “té nước theo mưa”

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) trong năm 2024 cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, tránh tình trạng “té nước theo mưa” của một số chủ thể, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá. Đặc biệt sau thời điểm ngày 1-7-2024 khi việc tăng lương khu vực được thực hiện.

PGS-TS NGÔ TRÍ LONG

Cũng trong năm 2023, tổng giá trị các gói hỗ trợ tài khóa của Chính phủ vào khoảng 200.000 tỉ đồng. Việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, giảm 30% tiền thuê đất; cho phép giãn, hoãn thuế, giảm thuế, phí với tổng quy mô gói hỗ trợ khoảng 198.400 tỉ đồng...

Nhờ các chính sách trên, thị trường trong nước vẫn kiểm soát được lạm phát, giữ được mức tăng trưởng tích cực và là trụ đỡ cho tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh sản xuất công nghiệp lẫn thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Ngừa nguy cơ rủi ro tạo các “cú sốc” cho lạm phát năm 2024

. Kết quả kiểm soát lạm phát năm 2023 được đánh giá là tốt. Tuy nhiên dự báo tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó đoán định. Vậy theo ông, đâu là nhng yếu tcó thlàm gia tăng áp lc lên kiểm soát lạm phát của VN trong năm 2024?

+ Sang năm 2024, tình hình kinh tế thế giới và trong nước sẽ còn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng áp lực lạm phát không quá lớn, vẫn nằm trong tầm kiểm soát, song vẫn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan trong việc kiểm soát giá cả năm 2024.

Bức tranh lạm phát năm 2024 sẽ đan xen các yếu tố gia tăng và kiềm chế lạm phát. Tôi dự báo CPI bình quân năm 2024 sẽ dao động ở mức 3,5%-3,6%. Mức lạm phát này vẫn nằm trong kế hoạch mục tiêu của Quốc hội đề ra là 4%-4,5%.

. Đâu syếu tố chính có thể gây áp lực lên lạm phát năm 2024?

+ Hiện nay dù giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào trong nước cũng như thế giới nhìn chung có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên. Bên cạnh đó, đô la Mỹ tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu.

Giá gạo trong nước dự báo tiếp tục xu hướng tăng theo giá gạo thế giới và sự tác động của El Nino có thể gây căng thẳng hơn nữa, từ đó tác động tới giá trong nước.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá gạo toàn cầu trung bình năm 2023 cao hơn 28% so với năm 2022 và dự kiến sẽ tăng thêm 6% vào năm 2024 tiếp tục tác động đến giá lương thực, thực phẩm thế giới, trong đó có VN.

. Những bất ổn về địa chính trị, xung đột leo thangTrung Đông stác động ti giá xăng du trong nước như thế nào trong năm 2024, thưa ông?

+ Giá các mặt hàng năng lượng, nhiên liệu biến động khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tạo nên các “cú sốc” cho lạm phát năm 2024. Trong đó, đáng chú ý là giá dầu.

Dự báo giá dầu trung bình năm 2024 sẽ ở mức khoảng 83-85 USD/thùng, tức là tăng nhẹ khoảng 1,2%-3,6% so với giá dầu trung bình năm 2023. Tuy vậy, Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo nhu cầu dầu năm 2024 sẽ tăng chậm lại khi kết thúc giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, cùng với sự phát triển của các loại xe điện và một số yếu tố khác.

. Bên cạnh những tác động từ bên ngoài, theo ông thì những yếu tố nào trong nước sẽ tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024? Ví dụ điện là mặt hàng rất quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng nên có tác động trực tiếp khá lớn tới lạm phát.

+ Năm 2023 đã điều chỉnh hai lần giá bán lẻ điện bình quân vào tháng 5 và tháng 11.

Thêm vào đó có khả năng giá bán lẻ điện bình quân sẽ tiếp tục những lần điều chỉnh trong năm 2024 khi mà nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng lên cùng với sự biến đổi của khí hậu gây nên thời tiết cực đoan, từ đó tạo áp lực lên lạm phát.

Mặt khác năm 2024, VN cũng thực hiện điều chỉnh giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý như giá dịch vụ y tế, học phí giáo dục... theo hướng tính đúng, tính đủ. Từ đó, chắc chắn sẽ tác động làm tăng CPI.

Chưa kể việc thực hiện cải cách tiền lương và tăng lương tối thiểu vùng từ giữa năm 2024 sẽ kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Các chương trình hỗ trợ phục hồi, giải ngân đầu tư công của Chính phủ, dịch vụ du lịch... dự kiến cũng sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới.

giá
Năm 2023, Việt Nam đã thành công trong kiểm soát lạm phát nhưng thách thức lạm phát năm 2024 là không nhỏ. Ảnh: TÚ UYÊN

Áp dụng tổng hòa các giải pháp để kiểm soát lạm phát

. Quốc hội đã thông qua mục tiêu lạm phát năm 2024 ở mức 4%-4,5%. Theo ông, liệu mục tiêu này có khthi?

+ Nhiều ý kiến cho thấy chưa có nhiều yếu tố đáng ngại với mục tiêu kiểm soát lạm phát 4%-4,5%. Có điều cần cẩn trọng và có kịch bản ứng phó với những yếu tố bất lợi từ kinh tế thế giới.

. Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như vậy, theo ông thì VN cần hành động như thế nào để kiểm soát lạm phát, không để giá hàng hóa nhảy múa ảnh hưởng đến đời sống của người dân và doanh nghiệp?

+ Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu do Quốc hội đề ra, cần triển khai đồng bộ các giải pháp. Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, đảm bảo tính chủ động, hiệu quả, phối hợp với điều hành chính sách tài khóa và các chính sách khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Kế đến là cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ. Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.

Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất, chủ động nguồn nguyên vật liệu. Cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động đảm bảo nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn, có giải pháp nhập khẩu kịp thời nguyên vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất...

Đặc biệt các bộ, ngành, địa phương cần chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp lễ, Tết, cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngay từ đầu năm cần phải xây dựng kế hoạch, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục...) phù hợp. Cần sớm lên phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động.

. Xin cảm ơn ông.•

Các yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá

Theo PGS-TS Ngô Trí Long, bên cạnh những yếu tố có khả năng tạo áp lực lên lạm phát cũng có những yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Ví dụ giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế VAT tiếp tục được thực hiện trong năm 2024. Khi lạm phát toàn cầu hạ nhiệt, tiến dần về mức lạm phát mục tiêu sẽ giúp VN giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát.

Đặc biệt thành công của VN trong việc kiểm soát lạm phát năm 2023 cũng đã tạo đà cho việc giữ ổn định lạm phát trong năm 2024. Một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2023 được tiếp tục thực hiện trong năm 2024 góp phần giảm chi phí hình thành giá hàng hóa và dịch vụ.

Chưa kể với nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào sẽ giúp VN giảm bớt áp lực lạm phát trong bối cảnh đang xuất hiện nhiều rủi ro, thách thức về an ninh lương thực toàn cầu.

Tính toán khi tăng giá các mặt hàng thiết yếu

Đa số chuyên gia cho rằng áp lực lạm phát năm 2024 là không nhỏ và kiến nghị nhiều giải pháp

NGUYỄN THU OANH, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê):

ba-nguyen-thu-oanh-vu-truong-vu-thong-ke-gia-8788.jpg

Giá nguyên vật liệu đầu vào đang ở mức cao

Giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao; đô la Mỹ tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu; Việt Nam (VN) thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý.

Cộng thêm vào đó, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) có thể tiếp tục tăng giá điện khi nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, than đều đang ở mức cao và việc cải cách tiền lương, tăng lương tối thiểu vùng sẽ áp dụng từ tháng 7... là những nguyên nhân chính dự kiến sẽ tạo áp lực lên lạm phát trong năm 2024.

Để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra, chúng tôi kiến nghị thực hiện đồng bộ một số giải pháp.

Chẳng hạn các bộ, ngành, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt heo, xăng dầu, gas…) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá.

Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

PGS-TS NGUYỄN BÁ MINH, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính:

pgsts-nguyen-ba-minh-nguyen-vien-truong-vien-kinh-te-tai-chinh-557.jpg

Cần có giải pháp tăng lương nhưng không tăng giá

Trong năm 2024 phải điều hành rất hài hòa, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và tiền tệ. Chúng ta cũng đừng tư duy rằng chính sách tiền tệ nới lỏng gây ra lạm phát tiền tệ khả năng là rất thấp. Do đó, trong đó chính sách tiền tệ phải luôn ổn định tỉ giá, đảm bảo cung tiền vừa đủ để nền kinh tế phát triển.

Năm nay ngay từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giao chỉ tiêu 15% tăng trưởng tín dụng để khuyến khích phát triển; đồng thời duy trì lãi suất vừa phải để hài hòa lợi ích của ngân hàng nhưng khuyến khích phát triển.

Đối với chính sách tài khóa, một số chính sách của Nhà nước có hiệu lực trong năm 2024 cũng có thể cùng tác động tới việc kích cầu tiêu dùng trong nước như cải cách tổng thể chính sách tiền lương, tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2%…

Kinh nghiệm thực tế nhiều năm cho thấy cứ tăng lương là một số mặt hàng tăng theo. Vì vậy, Chính phủ và các bộ, ngành cần có giải pháp để tăng lương nhưng không tăng giá, đảm bảo đời sống của người dân, nhất là nhóm người nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội.

PGS-TS ĐINH TRNG THNH, chuyên gia kinh tế:

pgsts-dinh-trong-thinh-chuyen-gia-kinh-te-7591.jpg

Ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam

Bộ Tài chính cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tính toán cẩn trọng mức độ, thời hạn, hình thức, phương thức huy động vay nợ công. Qua đó để vừa đảm bảo kích thích nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng, vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ vay, sự ổn định và phát triển trong dài hạn của nền kinh tế.

NHNN cần tiếp tục quản lý và điều chỉnh tỉ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế; từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng VN, góp phần kìm giữ lạm phát cơ bản.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần có sự theo dõi chặt chẽ về sự biến động trên cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán cũng như thị trường trái phiếu doanh nghiệp để có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh các tình huống bất ngờ.

PGS-TS VŨ DUY NGUYÊN, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính:

pgs-ts-vu-duy-nguyen-vien-truong-vien-kinh-te-tai-chinh-8635.jpg

Duy trì lãi suất thấp, mở rộng tín dụng có kiểm soát

Để kiểm soát lạm phát năm 2024, cần tăng cường thực hiện đầu tư công theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua, kết hợp với tăng cường kiểm soát giá nguyên liệu đầu vào của các dự án đầu tư công làm cơ sở thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ lỏng, tức là NHNN duy trì lãi suất thấp và mở rộng tín dụng có kiểm soát. Tuy nhiên, cần kiểm soát chặt chẽ về giải ngân tín dụng đúng mục đích và hiệu quả khi sử dụng vốn vào sản xuất, tiêu dùng nhằm đảm bảo sản lượng và hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành nên chủ động đề xuất các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, tránh dồn vào các tháng đầu năm 2024 (thời điểm Tết Nguyên đán) hoặc dồn vào cùng một thời điểm để hạn chế tác động cộng hưởng.

Ngoài ra, cần có phương án giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với người nghèo và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước những tác động từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu.

Đặc biệt để giá cả không “nhảy múa” theo ngày, các đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.

Khắc phục nhanh những quy định pháp lý chồng chéo

Hiệp hội Cá tra VN cho rằng trong năm 2024, thị trường xuất khẩu của VN vẫn khó có thể tăng trưởng mạnh, chỉ duy trì ở mức tăng trưởng vừa phải. Do đó, hiệp hội kiến nghị các bộ, ngành cùng các đơn vị liên quan cần có giải pháp căn cơ để tập trung phát triển thị trường chủ lực và đàm phán để mở cửa thị trường nhập khẩu tiềm năng.

Đặc biệt, cần nỗ lực đàm phán để nâng giá xuất khẩu cho các mặt hàng VN và tận dụng triệt để lợi thế từ các hiệp định thương mại đã ký kết như EVFTA, CPTPP… để xây dựng thương hiệu VN, tăng sức cạnh tranh. Có như vậy, các doanh nghiệp mới có thể ổn định giá thành sản xuất, góp phần kiểm soát lạm phát.

Còn ông Đinh Lê Hạnh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đinh Lê, đánh giá năm 2023 kinh tế VN duy trì khá ổn định với GDP tăng 5,05%; lạm phát được kiểm soát tốt nhưng thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

Vì vậy trong thời gian tới, Chính phủ cần triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, khắc phục cho được những quy định pháp lý chồng chéo, bất cập, gây rủi ro cho người thực hiện.

Cần tăng cường đầu tư theo phương thức đối tác công - tư PPP nhằm góp phần giảm áp lực lạm phát.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm