Đề xuất tiếp tục hỗ trợ GV mầm non mới ra trường tại TP.HCM

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM đánh giá kết quả tác động về hỗ trợ giáo dục mầm non TP.HCM (giai đoạn 2014-2020). 

Báo cáo nêu rõ, Nghị quyết số 01/2014/ NQ-HĐND đã thể hiện được sự quan tâm của Lãnh đạo TP, phê duyệt các chế độ hỗ trợ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non, giúp đội ngũ yên tâm công tác, đặc biệt đối với giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng mới.

Học sinh trường Mầm non 30-4, quận Bình Tân trong một tiết học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Tại Điều 3 Nghị quyết số 113 của HĐND năm 2016 quy định tiếp tục thực hiện chế độ hỗ trợ thêm 3 năm đối với giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng, bắt đầu từ năm 2017-2018 đến năm học 2019-2020 (tại điểm c khoản 4.2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND).

Theo nội dung chính sách hỗ trợ giáo viên mới ra trường về công tác tại các trường mầm non, năm đầu được tuyển dụng, giáo viên được hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng; năm thứ hai sau khi tuyển dụng, được hỗ trợ 70% lương cơ sở/người/tháng; năm thứ ba sau khi tuyển dụng, được hỗ trợ 50% lương cơ sở/người/tháng. Từ năm thứ tư thực hiện chế độ tiền lương cho giáo viên theo quy định hiện hành.

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, năm học 2014-2015, số giáo viên mới được tuyển dụng là 443, đến năm học 2019-2020 là 1.205. Nhờ có chính sách hỗ trợ nên đội ngũ giáo viên mới ra trường yên tâm công tác; giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và tiếp cận nhiều phương pháp tiên tiến vận dụng vào thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Tuy nhiên, từ năm học 2020-2021, giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng mới không còn hưởng chế độ hỗ trợ theo Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND. Chính điều này đã gây nhiều khó khăn về đời sống, khiến đội ngũ không còn yên tâm, gây nguy cơ làm giảm nguồn giáo viên mầm non của ngành.

Vừa qua 21 phòng GD&ĐT TP Thủ Đức và các quận-huyện, cùng các trường mầm non trực thuộc Sở GD&ĐT đều có văn bản đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non TP.HCM theo Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND.

Qua nắm bắt tình hình thực tế tại cơ sở và trên cơ sở tổng hợp các ý kiến đề xuất, Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách cho giáo viên mầm non mới ra trường theo Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND trong 3 năm từ khi mới được tuyển dụng bắt đầu từ năm học 2020-2021.

Điều này sẽ khiến đội ngũ giáo viên mới ra trường yên tâm công tác; giáo viên tự trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp, có sáng tạo, tích cực trong tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Kiểm tra miệng: Quan trọng phương pháp thực hiện!

Quan trọng không phải là có kiểm tra miệng hay không mà mấu chốt ở chỗ giáo viên sử dụng hình thức/phương pháp kiểm tra ra sao. Áp lực vừa phải, áp lực đúng tâm sinh lý độ tuổi, áp lực nhưng không tiêu cực, chèn ép… thì vẫn ổn, đâu có sao.

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

Kiểm tra bài cũ, không thiếu cách mới!

 (PLO)- Kiểm tra học sinh suốt buổi học bằng nhiều hình thức sinh động như vẽ tranh, viết thư, kể chuyện…là cách mà cô Vũ Thị Mừng đang áp dụng thay vì kiểm tra bài cũ đầu giờ.

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

Tự chủ đại học bị “trói buộc” nhiều thứ

(PLO)- PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật cho biết việc thực hiện tự chủ đại học trong thời gian vừa qua không hẳn suôn sẻ bởi các trường phải đối mặt với bất cập nhất là cơ chế và khung pháp lý.

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

Nỗi oan mang tên "trả bài cũ"

(PLO)- Mới đây, trong chỉ đạo chuyên môn đầu năm học, sở GD -ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã lưu ý giáo viên hạn chế áp dụng kiểm tra miệng đầu giờ học. Thông tin này khiến dư luận xã hội dậy lên một cuộc tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều.