Đêm giao thừa thầm lặng của những người không Tết

(PLO)- Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ai cũng muốn được sum vầy bên gia đình. Tuy nhiên, vì công việc, vì nhiệm vụ và vì người khác mà nhiều người phải đón giao thừa trên những nẻo đường.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Lúc 0 giờ 15 phút ngày 22-1 (Mùng 1 Tết), vừa kết thúc màn pháo hoa mãn nhãn chào mừng năm mới 2023, không hiếm để chúng ta bắt gặp được nhiều công việc khác nhau bắt đầu cho một ngày mới một năm mới. Những ngành nghề đặc thù như công nhân môi trường, người lao động, nhân viên y tế... và các nhà hảo tâm vẫn thầm lặng mang “Tết đến với mọi người”.

10 năm “trao” Tết đến mọi người

Đã hơn 10 năm qua, vào thời khắc giao thừa cũng là lúc các thành viên của nhóm thiện nguyện “Y bác sĩ vì người nghèo” cùng với các bạn trẻ tình nguyện rong ruổi khắp nẻo đường thực hiện hành trình Xuân yêu thương.

Bác sĩ Lê Thanh Nga – trưởng nhóm Y bác sĩ vì người nghèo, chia sẻ: thay vì quây quần bên mâm cơm gia đình đêm 30, nhóm chúng tôi lại không chọn Tết cho riêng mình mà lại chọn mang Tết đến cho mọi người.

BS Lê Thanh Nga thăm hỏi và trao quà Tết cho người nghèo đêm giao thừa. Ảnh: TRẦN MINH

BS Lê Thanh Nga thăm hỏi và trao quà Tết cho người nghèo đêm giao thừa. Ảnh: TRẦN MINH

“Nhìn thấy những nụ cười, những giọt nước mắt hạnh phúc của những mảnh đời kém may mắn, những người phải mưu sinh trên đường phố khi nhận được những món quà Tết vào thời khắc đêm giao thừa mà lòng tôi thấy nghẹn ngào”, bác sĩ Nga chia sẻ.

Cầm trên tay những phần quà Tết kèm theo đó là bao lì xì chúc sức khỏe của nhóm thiện nguyện, bà Lê Thị Nhánh (quê ở Bình Thuận) bùi ngùi: "Tôi là người không có gia đình của riêng mình, chỉ còn có mỗi mẹ già ở quê, nên tôi phải lên Sài Gòn để buôn bán kiếm tiền gửi về nuôi mẹ già.

Bà Lê Thị Nhánh vui mừng khi nhận được quà Tết và bao lì xì chúc sức khỏe. Ảnh: TRẦN MINH

Bà Lê Thị Nhánh vui mừng khi nhận được quà Tết và bao lì xì chúc sức khỏe. Ảnh: TRẦN MINH

Được nhận món quà Tết đúng đêm giao thừa, tôi rất cảm động và rất biết ơn đến những nhà hảo tâm. Tại thành phố này còn có rất nhiều tấm lòng nhân ái, luôn nhớ đến những mảnh đời kém may mắn như tôi. Do vậy, trong đêm nay tôi cảm thấy không đơn độc, tôi xin cảm ơn!”

Tiếng chổi tre xào xạc đêm giao thừa

Tiếp đó, tại nhiều tuyến đường, khi người dân bắt đầu về nhà sau màn pháo hoa chào đón năm mới thì rất nhiều lực lượng vẫn phải tiếp tục công việc chuyên môn của mình. Trong số đó, có rất nhiều những công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang tận tâm với nghề.

Sau màn bắn pháo hoa đêm giao thừa thì công nhân môi trường bắt đầu công việc đầu năm mới. Ảnh: TRẦN MINH

Sau màn bắn pháo hoa đêm giao thừa thì công nhân môi trường bắt đầu công việc đầu năm mới. Ảnh: TRẦN MINH

Chị Huỳnh Thị Kim Trúc (ngụ tại Quận 12) với sáu năm gắn bó với nghề. Chị vẫn miệt mài quét rác trong đêm, với chị Trúc đây là nhiệm vụ, cũng là công việc của một người làm trong ngành môi trường. Làm việc trong đêm giao thừa, thấy được đường phố sạch đẹp, không rác để người dân vui vẻ đón Tết "Văn minh - sạch đẹp" nên mình rất vui và hạnh phúc vì điều đó – chị Trúc chia sẻ.

Chị Huỳnh Thị Kim Trúc công nhân môi trường đang âm thầm làm việc giữa đêm giao thừa. Ảnh: TRẦN MINH
Chị Huỳnh Thị Kim Trúc công nhân môi trường đang âm thầm làm việc giữa đêm giao thừa. Ảnh: TRẦN MINH

"Vào dịp lễ Tết, khối lượng rác trên đường cũng tăng theo. Vì vậy, công việc của những công nhân quét rác như chúng tôi cũng vất vả hơn. Giao thừa với mọi người là được ở bên gia đình còn giao thừa với các công nhân quét rác như tôi là đường phố và cây chổi tre xào xạc" – chị Trúc cười vui vẻ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm