Đến lượt Quốc Cường Gia Lai khiếu nại dự án bị “bêu tên” thế chấp nhầm

Theo bà Loan khẳng định, thông tin mà Văn phòng đăng kí Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM công bố có nhiều điểm chưa rõ. Theo danh sách, QCGL được cho là có 2 dự án đang thế chấp ngân hàng (mục 71 chung cư 4A lô số 4 – Khu đô thị mới 6B – Khu đô thị Nam Thành phố và mục 75 Khu dân cư 6B).

 Nhưng, theo QCGL thì thực chất đây là một dự án, nhưng danh sách lại liệt kê 2 lần, khiến nhiều người hiểu nhầm QCGL là một trong những công ty có nhiều dự án thế chấp nhất.

Kiểm tra lại danh sách, cho thấy danh mục 2 dự án trên là một, cùng địa chỉ, tên, thửa số 212, ngày đăng ký thế chấp (25/5/2015). Đây chính là dự án nhà ở xã hội 6B.

Theo QCGL, trên thực tế công ty chỉ vay duy nhất 1 dự án nhà ở xã hội 6B, vì lãi suất ưu đãi 5%/năm để cấu thành giá thành rẻ bán cho khách hàng thu nhập thấp. Đến thời điểm này, dư nợ của dự án là 73 tỷ chưa đến 12% tổng mức đầu tư của dự án nhưng chúng tôi cũng đã thi công xong và đang giao nhà cho khách hàng .

"Bản thân tôi rất bức xúc vì danh sách có QCGL chưa chính xác. Tôi đang gửi đơn khiếu nại vì những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của QCGL." người đứng đầu QCGL nói.

Cũng theo bà Loan đến thời điểm này, QCGL hoàn toàn không thế chấp bất cứ dự án căn hộ nhà ở thương mại nào dù rất nhiều dự án đang xây dựng, đang mở bán và cả dư án sắp giao nhà. Ngay cả dự án rất dễ thế chấp nhất là dự án số 24 Lê Thánh Tôn quận 1, chúng tôi vẫn không vay và đang giao nhà cho đối tác BIDV.

Chia sẻ thêm về việc các dự án thế chấp ngân hàng, Chủ tịch QCGL cho rằng:

Thứ nhất, không phải dự án nào thế chấp là không được bán và sẽ bị ngân hàng siết nợ như các trường hợp đã xảy ra. Tôi được hiểu có rất nhiều dự án vẫn đang thế chấp vẫn bán và giao nhà cho khách hàng không hề có rủi ro.

Ngoại trừ một phần nhỏ các ngân hàng khi xét duyệt cho chủ đầu tư vay không cẩn thận trong quá trình thẩm định giá trị tài sản dự án và không bám sát để giải ngân theo tiến độ thi công, cũng như không đăng ký giao dich đảm bảo hồ sơ pháp lý chặt chẽ mới dẫn đến tình trạng rủi ro cho khách hàng.

Hệ quả là để ngân hàng siết nợ như các trường hợp đã xảy ra. Thực tế nhiều nguồn thông tin công bố các dự án đang thế chấp là không được bán là hoàn toàn không đúng.

Thứ hai, hiện nay với sự lãnh đạo sát sao của các cơ quan quản lý, thông tin các dự án đang bán và đang thế chấp được đăng tải lên thông tin đại chúng và nhất là trang web của Sở Tài nguyên và Môi trường là điều đáng mừng, minh bạch giúp ích rất nhiều cho người mua để khách hàng kiểm tra đúng nhất, và được yên tâm khi mua sản phẩm.

Thứ ba, ngoài các yếu tố dự án thế chấp ngân hàng, chủ đầu tư phải cùng ngân hàng phân bổ dòng tiền xây dựng dự án được hoàn thành bảo đảm kịp tiến độ không bị thiếu tài chính dẫn đến chậm tiến độ thi công.

Chủ đầu tư còn phải quan tâm đến chất lượng, mẫu mã của sản phẩm, giá thành sản phẩm, vị trí sản phẩm... thì mới thu hút được khách hàng.

 
Theo BÌNH AN (Trí Thức Trẻ)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới