Tọa đàm 'Chung tay gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt'

Nhiều giải pháp cấp bách gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt

(PLO)- Tọa đàm “Chung tay gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt” sẽ phân tích thực trạng, đóng góp ý kiến, kiến nghị các giải pháp để hưởng ứng kế hoạch hành động gỡ thẻ vàng IUU mà Thủ tướng đã ban hành.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hôm nay (10-6), báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực (giữa); ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (thứ hai bên phải) và ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM (ngoài cùng bìa phải), trao quà cho các ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, sáng 10-6.
Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực (giữa); ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (thứ hai bên phải) và ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM (ngoài cùng bìa phải), trao quà cho các ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, sáng 10-6.

Trong khuôn khổ của chương trình, ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực; ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; ông Mai Ngọc Phước, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM cùng các sở, ngành, địa phương đã đến thăm hỏi và trao quà cho ba gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã Phước Tỉnh.

Tọa đàm do ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập Thường trực báo Pháp Luật TP.HCM, đồng chủ trì.

Tọa đàm do ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập Thường trực báo Pháp Luật TP.HCM, đồng chủ trì.

Mỗi gia đình ngư dân sẽ nhận phần quà gồm một bộ ắc quy + đèn Led và túi thuốc chống nước trị giá bốn triệu đồng.

Chương trình còn tặng một áo pháo và cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” do Báo Pháp Luật TP.HCM chủ biên với rất nhiều kiến thức về pháp lý cần thiết dành cho bà con ngư dân.

Đại tá Lê Bá Quân, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, đến tham dự tọa đàm.

Đại tá Lê Bá Quân, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, đến tham dự tọa đàm.

Điểm nhấn của chương trình lần này là báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức buổi Tọa đàm “Chung tay gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt”, tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền.

Phó Tổng biên tập Nguyễn Thái Bình, Trưởng ban Tổ chức chương trình, đang trao đổi với bà con ngư dân đến dự tọa đàm.
Phó Tổng biên tập Nguyễn Thái Bình, Trưởng ban Tổ chức chương trình, đang trao đổi với bà con ngư dân đến dự tọa đàm.

Tọa đàm gồm hai phiên

Tọa đàm do báo Pháp Luật TP.HCM UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng chủ trì, gồm hai phiên.

Phiên số 1: Bám biển đúng quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế, nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng châu Âu với hải sản Việt Nam.

Phiên số 2: Thảo luận “Chung tay cùng ngư dân gỡ thẻ vàng cho ngành hải sản” & bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương".

Toạ đàm là diễn đàn để các ngư dân, chuyên gia hàng đầu về luật biển, nhà quản lý, địa phương và lực lượng thực thi luật pháp trên biển phân tích thực trạng, đóng góp ý kiến, kiến nghị các giải pháp để hưởng ứng kế hoạch hành động gỡ thẻ vàng IUU mà Thủ tướng đã ban hành.

Tọa đàm còn có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về luật biển như: GS.TS - Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, Thành viên Ủy ban Lập pháp Quốc tế của Liên Hợp Quốc; PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thành viên nhóm chuyên gia môi trường biển của Liên Hợp Quốc; Ths Hoàng Việt, Chuyên gia luật biển Quốc tế, ĐH Luật TP.HCM và đông đảo bà con ngư dân địa phương...

Một số tham luận chính yếu tại tọa đàm

Tọa đàm có sự tham gia của ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT từ đầu cầu Hà Nội, với tham luận "Tình hình triển khai các khuyến nghị của Hội đồng châu Âu và nhiệm vụ cần chung tay để tháo gỡ thẻ vàng trong thời gian tới”.

Ngoài ra, các đại biểu sẽ trình bày các tham luận trọng tâm, gồm:

- Gỡ thẻ vàng EU: Cân bằng giữa sinh kế ngư dân và bảo vệ nguồn lợi hải sản bền vững của PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ TN&MT.

Ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu đang đưa cá vào bến sau chuyến đánh bắt trên biển. Ảnh: KHÁNH LY

Ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu đang đưa cá vào bến sau chuyến đánh bắt trên biển. Ảnh: KHÁNH LY

- Chống đánh bắt cá trái phép: Nỗ lực hoàn thiện pháp lý của Việt Nam soi chiếu từ hệ thống luật pháp quốc tế của GS.TS - Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, Thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế - Liên Hợp Quốc.

- Giải pháp bảo vệ ngư dân đánh bắt trên vùng biển chồng lấn của Th.S Hoàng Việt, Chuyên gia luật biển quốc tế, ĐH Luật TP.HCM.

Lực lượng Vùng Cảnh sát biển 3 trực tiếp phát tờ rơi tuyên truyền các quy định tới ngư dân. Ảnh: TTXVN

Lực lượng Vùng Cảnh sát biển 3 trực tiếp phát tờ rơi tuyên truyền các quy định tới ngư dân. Ảnh: TTXVN

- Việc tuân thủ đánh bắt thuỷ sản của ngư dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Những nỗ lực từ phía chính quyền tỉnh; những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật và đề xuất giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới của ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu...

Tặng quà ba gia đình ngư dân khó khăn tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong khuôn khổ của chương trình, sáng cùng ngày, ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực; ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Trưởng Ban Tổ chức, cùng các sở, ngành, địa phương đã đi thăm hỏi và trao quà cho ba gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền.

Ba gia đình gồm ông Nguyễn Văn Dận, ấp Phước Thái, đã gắn bó nhiều năm với nghề biển nhưng hiện nay phải neo đậu tàu vì liên tục thua lỗ; gia đình ông Châu Minh Hoàng, bị tai nạn lao động trong lúc đi biển, mất một cánh tay và gia đình ông Nguyễn Văn Hởi, ấp Phước Thiên.

Đây đều là những chủ tàu chấp hành tốt quy định của pháp luật, có ý chí bám biển, vươn lên, làm giàu từ biển.

Đoàn công tác thăm, tặng quà gia đình ngư dân Nguyễn Văn Dận, ấp Phước Thái, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: MẠNH THẮNG

Đoàn công tác thăm, tặng quà gia đình ngư dân Nguyễn Văn Dận, ấp Phước Thái, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: MẠNH THẮNG

Vui mừng khi được các cấp lãnh đạo đến thăm, các gia đình ngư dân cho biết họ đã gắn bó với nghề biển mấy chục năm qua, coi đây là sinh kế của cả gia đình. Tuy nhiên, hiện nay vì giá dầu tăng cao, hải sản không còn nhiều nên việc thực hiện sinh kế của chính mình trở nên khó khăn hơn, liên tục thua lỗ. Nhiều gia đình đành neo đậu tàu thuyền, chờ ngày quay trở lại biển.

Gia đình ông Nguyễn Văn Dận cho biết mỗi đợt đi biển đến 3-4 tháng, trong thời gian đó, chủ tàu phải lo cuộc sống của gia đình của các thuyền viên, tính cả các chi phí thì quá cao, gây lỗ nặng.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa (thứ hai từ phải sang) vợ ngư dân Nguyễn Văn Hởi cho biết chồng vừa ra khơi được bốn ngày và cho hay gia đình rất vui mừng khi ông Trương Hoà Bình, cùng lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo báo Pháp Luật TP.HCM ghé thăm.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa (thứ hai từ phải sang) vợ ngư dân Nguyễn Văn Hởi cho biết chồng vừa ra khơi được bốn ngày và cho hay gia đình rất vui mừng khi ông Trương Hoà Bình, cùng lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo báo Pháp Luật TP.HCM ghé thăm.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa, vợ ông Nguyễn Văn Hởi cho biết chồng vừa ra khơi được bốn ngày. “Chồng tôi biển lắm, quyết bám biển” – bà Nghĩa cười hiền. Bà cho biết gia đình rất vui mừng khi ông Trương Hoà Bình, cùng lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Báo Pháp Luật TP.HCM ghé thăm. “Chúng tôi mong lãnh đạo địa phương có nhiều chính sách để gia đình tôi tiếp tục bám biển” – bà Nghĩa tiếp.

Còn tại gia đình ông Châu Minh Hoàng, những giọt nước mắt đã rơi khi đoàn công tác đến thăm. Bà Lê Thị Bé, vợ ông Châu Minh Hoàng cho biết con trai lớn đã mất trong một lần đi biển, còn ông Hoàng cũng gặp tai nạn vào đầu năm 2023, mất một cánh tay, trải qua bảy lần phẫu thuật.

“Chúng tôi đi biển nhiều năm nay, từ tỉnh đến huyện, xã đã nhiều lần đến quan tâm gia đình; lúc chúng tôi gặp nạn cũng được thăm hỏi, gia đình rất trân quý tình cảm đó” - bà Bé xúc động.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực (giữa); ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (thứ hai bên phải) và ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM (ngoài cùng bìa phải), thăm và tặng quà gia đình ông Châu Minh Hoàng.

Ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực (giữa); ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (thứ hai bên phải) và ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM (ngoài cùng bìa phải), thăm và tặng quà gia đình ông Châu Minh Hoàng.

Bà cho biết mong muốn của bà lúc này chỉ là chồng hồi phục nhanh, bà có công việc để các cháu được cắp sách đến trường. “Gia đình tôi yêu biển, dù con trai tôi đã mất vì biển, chồng tôi cũng tai nạn vì biển nhưng bằng tình yêu này, tôi mong con cháu tôi sau này cũng sẽ quyết bám trụ với nghề” – bà bật khóc.

Chia sẻ với khó khăn của gia đình, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, đã nghị chính quyền địa phương tìm hiểu các hộ gia đình ngư dân đang gặp khó khăn, tàu nào vẫn ra khơi, tàu nào đang neo đậu để có chương trình hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, hỗ trợ cho con em các gia đình được đến trường.

“Bà con không nên xâm phạm vùng biển nước ngoài, đảm bảo an toàn, tích cực bám biển giúp kinh tế - xã hội phát biển, góp phần giữ vững biển đảo quê hương. Ngư dân bám được biển mới giữ được biển đảo, đây là điều rất thiêng liêng” – ông Trương Hoà Bình khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết địa phương sẽ có chính sách hỗ trợ ngư dân khó khăn. Ông cũng đề nghị người dân tuân thủ quy định pháp luật khi đánh bắt trên biển, vì sinh kế nhưng không vi phạm, không đánh bắt ngoài vùng biển của mình, bảo vệ tài sản của bản thân; đồng thời lan toả tinh thần này đến bà con khác.

Ông Mai Ngọc Phước, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Trưởng Ban Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”, cho hay chương trình nhằm mục đích tuyên truyền cho ngư dân đánh bắt đúng quy định pháp luật, bám biển bình an, góp phần thực hiện Kế hoạch hành động gỡ thẻ vàng IUU mà Thủ tướng đã ban hành…

Với món quà mà chương trình trao tặng gồm bộ ắc quy + đèn Led, túi thuốc chống nước trị giá bốn triệu đồng và cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản”, ông Mai Ngọc Phước cho biết món quà tuy nhỏ nhưng mong rằng sẽ hỗ trợ phần nào cho gia đình trong lúc khó khăn...

Báo Pháp Luật TP.HCM mong muốn cùng chung tay gỡ thẻ vàng

Phát biểu khai mạc toạ đàm, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM, cho biết từ năm 2017, Việt Nam bị Uỷ ban châu Âu (EC) gắn thẻ vàng với ngành thuỷ hải sản. Từ đó đến nay, Việt Nam chịu thiệt hại hàng tỉ USD do bị hạn chế xuất khẩu.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Để gỡ thẻ vàng EC đối với ngành thủy hải sản, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 208/2023 phê duyệt đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, và Quyết định 81 ban hành "Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4".

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM, phát biểu khai mạc tọa đàm.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập thường trực báo Pháp Luật TP.HCM, phát biểu khai mạc tọa đàm.

Ông Hiển thông tin hiện Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành liên quan đang trong quá trình soạn thảo, sửa đổi các Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, chính sách hỗ trợ phát triển tàu cá và chuyển đổi nghề.

Cùng đó, sẽ trang bị thêm các công cụ, phương tiện trên tàu cá để giám sát đánh bắt, tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trên biển.

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm.

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm.

“Là tờ báo pháp lý - chính sách, báo Pháp Luật TP.HCM rất mong muốn có thể chung tay với nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành, cùng chính quyền các tỉnh, thành có biển để tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm đồng hành cùng ngư dân, gỡ thẻ vàng của EC với ngành hải sản Việt Nam” - ông Nguyễn Đức Hiển nói và khẳng định đây là cơ sở để báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức chương trình Toạ đàm “Chung tay gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt”.

Các ngư dân đang trao đổi trong khuôn khổ buổi tọa đàm.

Các ngư dân đang trao đổi trong khuôn khổ buổi tọa đàm.

Ông Nguyễn Đức Hiển kỳ vọng chương trình sẽ là diễn đàn mở để các cơ quan ban ngành trung ương, địa phương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các đơn vị đoàn thể và các cá nhân quan tâm có thể thảo luận về vấn đề thực tiễn pháp lý, áp dụng pháp luật đối với các hoạt động đánh bắt hải sản của bà con ngư dân, đặc biệt nhìn từ trường hợp thực tế ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

4 nhóm khuyến nghị đối với gỡ thẻ vàng IUU

Phát biểu tham dự tọa đàm tại đầu cầu Hà Nội, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT, cho hay kể từ khi EC cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, sau sáu năm triển khai với sự quyết liệt của Chính phủ, bộ ngành thực hiện, đoàn thanh tra EC đã làm việc với Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan liên quan và tiếp tục đưa ra bốn nhóm khuyến nghị về gỡ thẻ vàng của Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT, tham dự tọa đàm từ đầu cầu Hà Nội.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT, tham dự tọa đàm từ đầu cầu Hà Nội.

Về khung pháp lý, theo EC, Việt Nam cần tiếp tục siết chặt công tác quản lý, đảm bảo thực hiện các quy định chống khai thác IUU hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, cần có quy định đối với tàu nhập khẩu đảm bảo nguồn gốc không vi phạm IUU, chuyển đổi nghề khai thác trong hạn ngạch được giao theo hướng chỉ cho phép các nghề thân thiện với nguồn lợi, hệ sinh thái; tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng để đảm bảo tính răn đe…

Về quản lý đội tàu, EC đánh giá năng lực khai thác đội tàu của Việt Nam hiện vẫn còn lớn so với trữ lượng nguồn lợi hải sản. Do vậy, Việt Nam cần giảm số lượng tàu cá, thời gian khai thác và sản lượng được phép khai thác… để phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế.

EC khuyến cáo Việt Nam xử lý nghiêm các hành vi đánh bắt trái phép tại vùng biển nước ngoài, đồng thời có thể truy tố những trường hợp vi phạm lặp đi lặp lại. Đặc biệt, Việt Nam cần có biện pháp quản lý đối với tàu chưa lắp VMS (thiết bị giám sát hành trình tàu cá), không có giấy phép khai thác và tàu đã xóa đăng ký để đảm bảo nhóm tàu này không tham gia hoạt động khai thác trên biển.

Các ngư dân tham dự buổi tọa đàm.

Các ngư dân tham dự buổi tọa đàm.

Về công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác, EC khuyến cáo Việt Nam xây dựng hệ thống tại Trung ương để theo dõi, giám sát công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác tại địa phương trên nền tảng điện tử. Trong đó, Việt Nam cần xây dựng quy trình kiểm soát nguyên liệu thô nhập vào để đảm bảo doanh nghiệp không trộn lẫn nguyên liệu từ khai thác IUU khi xuất khẩu sang thị trường EU...

Về thực thi pháp luật, theo EC, Việt Nam cần đảm bảo chế tài xử lý nhanh, đủ sức răn đe và hiệu quả; trong đó mức phạt phải cao hơn nhiều lần so với lợi ích thu được từ hành vi vi phạm; cân nhắc quy định truy tố một số hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần.

EC cũng khuyến cáo, Việt Nam cần có quy định xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân tại địa phương không thực hiện hoặc chậm trễ trong việc thực hiện các chế tài xử lý đối với các hành vi khai thác IUU.

Để thực hiện các nhóm khuyến nghị, ông Hùng cho biết Quốc hội thông qua Luật Thủy sản năm 2017, Chính phủ ban hành hai Nghị định và Bộ NN&PTNT ban hành tám Thông tư, đến nay khung pháp lý đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU.

Hiện Bộ đang tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung Nghị định 26/2019; Nghị định 42/2019; Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã đồng ý về việc sử dụng sáu phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Bộ NN&PTNT cũng xây dựng các chương trình, đề án, quy hoạch để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển thủy sản Việt nam đã được Thủ tướng phê duyệt.

Các địa phương cũng đã thực hiện theo quy trình kiểm soát tàu cá từ khi rời cảng đến khi cập cảng, đối chiếu nhật ký khai thác với dữ liệu giám sát tàu cá (VMS), danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU và dữ liệu tàu cá trên cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia để kiểm tra, kiểm soát, xử lý nếu có hành vi khai thác IUU.

Một số địa phương đã bố trí nguồn lực, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng… nên kết quả thực hiện tương đối tốt như Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Tiền Giang, Kiên Giang…

Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT, đưa ra bốn nhóm khuyến nghị đối với gỡ thẻ vàng IUU.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT, đưa ra bốn nhóm khuyến nghị đối với gỡ thẻ vàng IUU.

Thứ ba, công tác xác nhận nguồn gốc tại cảng cả, chứng nhận truy xuất nguồn gốc tại chi cục thuỷ sản đã cơ bản đáp ứng yêu cầu. Số lượng hải sản xuất khẩu sang EU bị trả về giảm, rất ít không đáng kể, mỗi năm chỉ 1-2 lô hàng bị lỗi; đồng thời kiểm soát tốt hàng nhập khẩu tại cảng biển.

Khuyến nghị thứ tư là về thực thi pháp luật, xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 42, ông Hùng cho hay một số địa phương như Phú Yên, Tiền Giang… đã làm rất tốt. Từ năm 2020, xử phạt trên 5.000 vụ vi phạt, số tiền xử phạt nộp về ngân sách hơn 110 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, sáu năm sau đợt thanh tra thứ ba của EC, EC đánh giá rất cao sự thực hiện chống IUU của ngành thuỷ sản Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại.

Vì thế, mới đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 81/QĐ-TTg (Quyết định 81) ban hành “Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Quyết định 81 nêu rõ mục tiêu và các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU để gỡ được thẻ vàng ngay trong năm 2023.

Quyết định nêu rõ phải xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa phương để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh này hoạt động trên địa bàn tỉnh khác, đảm bảo 100% tàu cá có chiều dài trên 15 m phải cập cảng chỉ định, thuyền trưởng phải thông báo trước 1 giờ khi cập cảng và thực hiện ghi, nộp nhật ký khai thác theo quy định...

Đặc biệt, cơ quan chức năng phải buộc chấm dứt hoạt động với những tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; điều tra, xử lý 100% trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Chính phủ chỉ đạo từ nay đến tháng 10-2023 phải không có tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài. Tình hình xử phạt chưa đồng đều, đề nghị các tỉnh cần tăng cường xử phạt nghiêm để hạn chế các tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài...

Hơn 96% tàu thuyền đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Lê Tòng Văn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thông tin tỉnh hiện có đội tàu khai thác gần 4.700 chiếc, trong đó tàu có chiều dài từ 15 m trở lên hoạt động vùng khơi là 2.768 chiếc.

Tỉnh có 11 cảng cá, gồm tám cảng loại II và ba cảng cá loại III; ba khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Năm cảng cá còn lại đã được Bộ NN&PTNT công bố đủ điều kiện xác nhận nguyên liệu thủy sản từ khai thác.

Ông Lê Tòng Văn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ tại tọa đàm.

Ông Lê Tòng Văn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ tại tọa đàm.

Tỉnh đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương triển khai đầy đủ các chỉ đạo của Thủ tướng, Thường trực Ban Bí thư về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Ban hành Nghị quyết 12-NQ/TU về ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài.

Tỉnh đã ký kết và triển khai quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 với các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định để phối hợp có hiệu quả trong việc quản lý hoạt động thủy sản, chống khai thác IUU.

Tỉnh đã lắp đặt thêm một trạm bờ đặt tại Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh (ngoài trạm bờ tại Chi cục Thủy sản) để phối hợp theo dõi, giám sát tàu cá trên 15 m, phối hợp kiểm soát, ngăn chặn, xử lý tàu cá vi phạm khai thác IUU.

Công tác tuyên truyền Luật Thủy sản 2017 và quy định chống khai thác IUU được các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, TP thường xuyên thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng (tổ chức hội nghị, lớp tập huấn tuyên truyền, cấp phát tờ rơi, lập trang thông tin điện tử, báo, đài, nhóm zalo, ...) đã đạt được hiệu quả cao.

Đặc biệt kết hợp thực hiện các chương trình như “Ăn Tết cùng ngư dân”, “Ăn sáng cùng ngư dân”, “Hải quân làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”, “Hải quân nhận đỡ đầu con Ngư dân”, “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”.

Các tàu thuyền neo đậu tại bờ sau chuyến vươn khơi.

Các tàu thuyền neo đậu tại bờ sau chuyến vươn khơi.

Đơn vị cũng thành lập thêm ba chốt liên ngành trên biển kiểm tra, kiểm soát các đợt cao điểm về chống khai thác IUU trong năm 2023. Sở Ngoại vụ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nước thực hiện tốt công tác bảo hộ ngư dân liên quan đến 141 tàu bị nước ngoài bắt giữ và bảo hộ 796 ngư dân về nước từ năm 2018-2022.

"Từ năm 2019 đến nay, Sở NN&PTNT chủ trì kiểm tra, kiểm soát, kiểm chứng, cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác..." - ông Lê Tòng Văn nhấn mạnh.

Về tình hình tuân thủ, ông Văn cho biết đến nay, tàu được đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đạt trên 97%. Tỉ lệ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt trên 96%, chỉ còn lại khoảng 3,9% (109 chiếc) chưa lắp, chủ yếu là tàu đang nằm bờ, tàu cá hoạt động nghề lưới rê vùng lộng, vùng ven bờ.

Tuy nhiên, tỉ lệ tàu cá cấp phép khai thác còn thấp, chỉ đạt khoảng 71%, còn đến 1.305 tàu cá chưa được cấp phép, thuộc diện nguy cơ cao vi phạm khai thác bất hợp pháp, chủ yếu tàu dưới 15 m, hoạt động vùng lộng, vùng ven bờ.

Tình trạng tàu cá mất tín hiệu giám sát hành trình trên biển quá 06 giờ, trên 10 ngày đến nay đã giảm trên 60%. Mặc dù vậy, hằng ngày vẫn còn khoảng 100 tàu cá mất kết nối.

Tình trạng tháo, gửi, nhận vận chuyển thiết bị giám sát hành trình của nhiều tàu cá trên một tàu để tránh sự giám sát của các cơ quan chức năng đã xảy ra. Tỉnh đã ra quyết định xử phạt đối với 10 chủ tàu/29 tàu cá huyện Long Điền với tổng số tiền 2,9 tỉ đồng; ra quyết định xử phạt 17 đối tượng/15 tàu cá với 727,5 triệu đồng.

Qua quá trình tuyên truyền, vận động chủ tàu, thuyền trưởng, số lượng tàu cá của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài trong những năm qua đã giảm đáng kể. Đặc biệt, từ đầu năm 2023 đến nay, cơ bản ngăn chặn được tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, không có vụ việc nào xảy ra.

Ông Lê Tòng Văn cũng nhìn nhận vẫn còn những khó khăn, vướng mắc như tổng số vụ việc tàu cá vượt ranh giới trên biển, tàu mất kết nối dữ liệu giám sát hành trình có giảm. Vẫn còn xảy ra, chưa xử lý dứt điểm được trường hợp tàu cá mất kết nối trên 10 ngày trên biển vì thiếu cơ sở pháp lý.

Việc thu thập chứng cứ chứng minh tàu cá có hành vi vi phạm khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác gặp nhiều khó khăn. Nguồn lực tham gia kiểm tra, kiểm soát nghề cá còn hạn chế.

Cùng đó, tình trạng nguồn lợi thủy sản vùng biển Việt Nam đến nay đã bị suy giảm rõ rệt, trong khi cường lực khai thác ngày càng tăng. Giá bán nguyên liệu thủy sản khai thác không tăng, gây khó khăn cho ngư dân.

Đề xuất giải pháp tháo gỡ, ông Lê Tòng Văn đề nghị giám sát đặc biệt, ngăn ngừa vi phạm đối với các trường hợp tàu cá có nguy cơ vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài.

Lập danh sách, quản lý chặt chẽ, tổ chức kiểm điểm chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân vi phạm bị nước ngoài bắt giữ trước cộng đồng; buộc chủ tàu cá vi phạm phải chi trả kinh phí để đưa ngư dân vi phạm về nước; tàu cá vi phạm không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Cân bằng sinh kế và bảo vệ nguồn lợi hải sản

Cũng từ đầu cầu Hà Nội, PGS.TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cho biết hiện nay nguồn lợi thủy sản Việt Nam đang bị cạn kiệt rất nhanh và môi trường biển Việt Nam đang ngày càng bị ô nhiễm.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong thời gian từ 1995-2020, tổng sản lượng thủy sản Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 8%/năm.

Năm 2020, tổng lượng thủy sản đánh bắt ở nước ta trên 3,8 triệu tấn; trong đó có 95%, hay hơn 3,6 triệu tấn là lượng hải sản đánh bắt từ biển. Đây là lượng hải sản được đánh bắt rất lớn nếu so với khả năng khai thác tiềm năng của biển Việt Nam.

Một phần tham luận chia sẻ của PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, từ đầu cầu Hà Nội.

Một phần tham luận chia sẻ của PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, từ đầu cầu Hà Nội.

Vì theo tính toán của Tổng cục Thủy sản, lượng hải sản có tiềm năng khai thác hàng năm ở vùng biển Việt Nam chỉ từ 2,3 triệu tấn/năm tới 2,6 triệu tấn/năm. Như vậy, lượng hải sản đánh bắt ở vùng biển Việt Nam hiện nay đang ở mức lớn gấp gần 1,5 lần lượng hải sản có thể đánh bắt. Việc đánh bắt quá mức nguồn lợi thủy sản đã làm biển Việt Nam cạn kiệt cá, tôm và các loại hải sản khác.

Ngoài đánh bắt quá mức, một số người còn sử dụng các ngư cụ và hình thức đánh bắt trái phép, bị cấm gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hệ sinh thái.

Theo ông Ca, sinh kế của bà con ngư dân dựa vào nguồn lợi cá biển và chất lượng môi trường biển. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển chính là bảo vệ sinh kế bền vững của bà con. Công tác bảo tồn biển, bảo vệ các hệ sinh thái sẽ giúp chúng ta duy trì nguồn lợi thủy sản.

PGS.TS Vũ Thanh Ca chia sẻ ông rất vui mừng khi Thủ tướng đã ban hành Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để đảm bảo sinh kế cho bà con ngư dân, các cơ quan quản lý nhà nước phải làm tốt hơn việc quản lý nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Việc quản lý nguồn lợi thủy sản chỉ có thể thực hiện được nếu có sự tham gia tích cực của bà con ngư dân.

Cần có biện pháp để cân bằng sinh kế của người dân và bảo vệ nguồn lợi hải sản một cách bền vững.

Cần có biện pháp để cân bằng sinh kế của người dân và bảo vệ nguồn lợi hải sản một cách bền vững.

Các quy định luật pháp, các chính sách khai thác thủy sản bền vững của Việt Nam hiện nay đã khá đầy đủ. Nếu bà con tuân thủ tốt các quy định pháp luật về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, không sử dụng các ngư cụ và các hình thức đánh bắt thủy sản bị cấm, không đánh bắt các loài thủy sản được bảo vệ trong mùa sinh đẻ của chúng, bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái biển theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chắc chắn nguồn lợi hải sản Việt Nam sẽ phục hồi và bà con có thể khai thác, nuôi trồng thủy sản ở thế hệ này và các thế hệ mai sau.

Ngoài ra, theo ông Ca, bà con ngư dân cũng cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường biển, không vứt rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa như thùng xốp, túi nilon, hộp nhựa, lưới, ngư cụ hỏng xuống biển mà mang về bờ để thu gom, xử lý trên bờ.

Bằng cách đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, bảo vệ, bảo tồn các loài thủy sản và ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển sẽ giúp bà con ta khôi phục lại nguồn lợi thủy sản biển, tạo sinh kế bền vững cho bà con.

Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm

Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3, cho biết đơn vị này quản lý vùng biển từ Bình Định đến Trà Vinh.

Đây là vùng biển rất rộng, tiếp giáp nhiều với vùng biển các nước, đặc biệt là Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippine... và có vị trí chiến lược quan trọng.

Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3

Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3

Ở vùng biển này, cuộc sống từ lâu của người dân dựa vào biển với số tàu hoạt động lớn trong khi sản lượng khai thác ngày một suy giảm, chưa tương xứng với mức đầu tư. Điều này khiến nhiều tàu cá có hành vi vi phạm ở vùng biển nước ngoài, thậm chí có thời điểm diễn biến phức tạp.

Trước tình hình này, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 đã phối hợp cùng lực lượng hải quân, BĐBP kiểm soát thường xuyên, phát hiện, xử lý nghiêm tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo IUU, khai thác ở vùng biển nước ngoài, kiên quyết chấm dứt việc tàu cá Việt Nam vi phạm, góp phần gỡ bỏ thẻ vàng.

Cụ thể, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 đã lựa chọn nội dung sát với tình hình để huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cảnh sát viên, trinh sát viên, cán bộ tàu nâng cao kiến thức, kiện toàn quy định kíp trực, ưu tiên trực tại trung tâm chỉ huy.

Cùng đó, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho ngư dân, nhất là tàu đánh bắt cá trên biển có nguy cơ cao, yêu cầu thuyền trưởng, chủ tàu kí cam kết không vi phạm IUU.

Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển, phát biểu chủ trì tọa đàm.

Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển, phát biểu chủ trì tọa đàm.

Chủ động phối hợp với địa phương, huy động mọi lực lượng, phương tiện, phát huy toàn hệ thống chính trị để vào cuộc với quyết tâm cao.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 còn thường xuyên nắm bắt kịp thời, phát hiện tàu mất tín hiệu kết nối giám sát hành trình, vượt ranh để gọi cho chủ tàu, thuyền trưởng, yêu cầu tàu chấp hành nghiêm quy định pháp luật. Đối với trường hợp không chấp hành thì các lực lượng chức năng sẽ đến tận nhà tuyên truyền.

“Chúng tôi tăng cường tuần tra, kiểm soát vào ban đêm, xử lý nghiêm việc cố tình vi phạm, chuyển hồ sơ vi phạm đến UBND tỉnh có các tàu cá vi phạm đăng kí để thực hiện xử phạt” - Đại tá Nguyễn Minh Khánh khẳng định.

Ông cho biết hiện nay việc quản lý tàu và thuyền viên chưa chặt, nhiều tàu và người không có đầy đủ giấy tờ, không đăng kí hành trình hoạt động, có sơn lại tàu, tự tháo gỡ phương tiện giám sát, đối phó với cơ quan chức năng, nhiều tháng không vào bờ, giấy phép khai thác hết hạn.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Do đó, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 đã chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền, vận động, phát hiện ngăn ngừa từ sớm từ xa, không để tàu cá Việt Nam vượt xa vùng biển nước ngoài khai thác trái phép; yêu cầu thuyền trưởng kí cam kết không vi phạm IUU; triển khai chương trình “em yêu biển đảo quê hương”, “Cảnh sát biển biển đồng hành cùng ngư dân,”…

Ngoài ra, chủ động phối hợp quản lý giám sát hành trình tàu cá, quản lý phương tiện, duy trì sẵn sàng chiến đấu, kịp thời phối hợp cơ quan, xử lý tốt các tình huống, không để bị động bất ngờ.

Theo Đại tá Nguyễn Minh Khánh, vừa qua, đơn vị đã phối hợp với Vùng 4 kiểm soát vùng biển giáp ranh với ba đợt, năm lượt tàu thuyền, hơn 2.300 ngư dân. Qua đó, xử phạt vụ việc có cả hành vi vi phạm nghiêm trọng.

Trong đó, có hai hành vi phạm việc lắp thiết bị giám sát hành trình đã chuyển hồ sơ Công an tỉnh xử phạt hơn 3,6 tỉ đồng, giúp tác động ý thức của ngư dân, không còn tàu cá ngư dân chống đối lực lượng tuần tra.

Đáng chú ý, hành vi sang vùng biển nước ngoài khai thác trái phép giảm mạnh, đóng góp để EC xem xét tiến tới gỡ bỏ thẻ vàng với hải sản Việt Nam.

Những nỗ lực của Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý chống khai thác IUU

Tại phiên thảo luận Chung tay gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương, GS.TS-Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế, cũng là một trong những chuyên gia về luật quốc tế, luật biển quốc tế hàng đầu của Việt Nam, đã chia sẻ về những nỗ lực của Việt Nam nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý của quốc gia, đóng góp cho quốc tế trong việc chống đánh bắt cá trái phép khi soi chiếu qua lăng kính luật pháp quốc tế.

GS.TS – Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế, chia sẻ từ đầu cầu ở Pháp.

GS.TS – Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên của Ủy ban Luật pháp Quốc tế, chia sẻ từ đầu cầu ở Pháp.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao cho biết hệ thống pháp luật về hải sản của Việt Nam đã được hoàn thiện và cơ bản đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, đảm bảo quản lý, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm.

Trong đó, Điều 60 Luật Thuỷ sản năm 2017 nêu rõ 14 hành vi bị coi là khai thác thuỷ sản bất hợp pháp. Đây được coi là khung pháp lý để thực thi và hợp tác cùng các nước trong khu vực, các tổ chức nghề cá khu vực đấu tranh phòng chống IUU.

Từ đó, giúp Việt Nam chủ động tránh các thẻ đỏ, thẻ vàng IUU, nâng cao năng suất khai thác và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khai thác có nguồn gốc, phát triển nền thủy sản Việt Nam một cách bền vững.

Theo thống kê, từ năm 2017 đến nay Việt Nam đã ban hành 11 văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu thủy sản khai thác phù hợp với các quy định phòng, chống IUU. Việc triển khai bước đầu đã có nhiều cố gắng, tiến bộ.

Việt Nam cũng tăng cường kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc khai thác từ tàu nước ngoài cập cảng vào Việt Nam; cải thiện quy trình để đảm bảo kiểm soát quy trình truy xuất nguồn gốc tại nhà máy chế biến và giám sát nguyên liệu được chứng nhận được sử dụng trong các nhà máy… Những điều này đã giúp làm giảm các lô hàng bị cảnh báo từ phía Ủy ban châu Âu (EC).

Chúng ta đã rất tích cực trong đàm phán phân định biển với các nước; tăng cường tuyên truyền biển đảo, về các vùng biển chồng lấn, giáp ranh hoặc đang có tranh chấp để ngư dân không vi phạm vùng biển nước khác khi đánh bắt hải sản; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các tàu vi phạm theo quy định.

Các đại biểu tham dự tại tọa đàm.

Các đại biểu tham dự tại tọa đàm.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký bốn điều ước quốc tế và 17 thỏa thuận quốc tế về các lĩnh vực liên quan đến thủy sản và hợp tác hàng hải với các nước trong và ngoài khu vực. Các thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng trong hoạt động khai thác thủy sản cũng được ký kết, như thỏa thuận với Úc và Brunei về phòng, chống IUU; thiết lập đường dây nóng với Trung Quốc năm 2013, Philippines năm 2015 về các sự cố bất ngờ trong hoạt động khai thác trên biển…

Việt Nam còn tích cực tham gia vào các sáng kiến khu vực, các diễn đàn đa phương để trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống IUU. Chính những điều này đã thể hiện thiện chí và quyết tâm của Việt Nam trong việc giảm thiểu và tiến tới loại bỏ IUU…

Dù vậy, vẫn còn một số hạn chế như công tác phối hợp thực hiện giữa các địa phương, bộ, ngành còn chậm; một số địa phương, người dân, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống IUU.

Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác giữa các địa phương chưa đồng đều; việc kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế trong khâu kiểm tra thực tế trên tàu. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống IUU vẫn chưa toàn diện nên còn gặp nhiều khó khăn...

Giải pháp bảo vệ ngư dân đánh bắt trên vùng biển chồng lấn

Ông Hoàng Việt, chuyên gia Luật biển quốc tế, ĐH Luật TP.HCM, cho biết trên thực tế có nhiều trường hợp tàu cá Việt Nam đánh bắt trong vùng biển Việt Nam nhưng nước ngoài lại bảo vi phạm và bắt giữ, thậm chí đánh chìm táu cá Việt Nam.

Theo ông Việt, câu chuyện ở đây là có nhiều vùng biển chồng lấn, chưa được phân định rõ ràng . “Ngư dân đánh bắt trên vùng biển nước ta, cơ quan chức năng xác định đúng như thế nhưng nước ngoài lại cho rằng không phải” – ông Việt nói và cho biết có một số vùng biển đánh bắt chung, việc phân định cực kì khó.

Th.S Hoàng Việt đề xuất một số giải pháp bảo vệ ngư dân đánh bắt trên vùng biển chồng lấn.

Th.S Hoàng Việt đề xuất một số giải pháp bảo vệ ngư dân đánh bắt trên vùng biển chồng lấn.

“Việc đánh bắt hải sản trên biển không chỉ là hoạt động kinh tế mà còn là biện pháp khẳng định chủ quyền, do đó hầu hết các quốc gia tranh chấp trên biển Đông vì điều này” – Th.S Hoàng Việt nhấn mạnh và đề xuất nhà nước phải tăng cường đàm phán, thảo luận những vùng đánh bắt cá chung.

Hơn nữa, vì bờ biển rộng nên năng lực của cảnh sát biển Việt Nam còn hạn chế nên ông đề nghị tăng cường lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư để phối hợp bảo vệ bà con trên biển.

Ông đề nghị cơ quan chức năng cần tuyên truyền rõ ràng cho ngư dân hiểu và việc tuân thủ IUU. Việc này không chỉ mang ý nghĩa xa xôi là giữ gìn vùng biển mà quan trọng là bảo vệ chính bà con trên vùng biển chồng lấn. Bởi nếu ngư dân hợp tác với lực lượng chức năng, tuân thủ quy định luật pháp thì sẽ được lực lượng chức năng bảo vệ.

Sản lượng hải sản ngày càng cạn kiệt

Phát biểu tại tọa đàm, Đại tá Lê Bá Quân, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, bày tỏ nhất trí với tham luận của các đại biểu tại toạ đàm.

Đại tá Lê Bá Quân nhìn nhận nguồn hải sản Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Ông làm trong ngành từ 1997 đến nay, từng làm thuyền trưởng, trước đây kéo cá đầy ghe, thả câu là cá dính đầy. Còn thời điểm hiện tại đã giảm sút, cạn kiệt.

Đại tá Lê Bá Quân, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, chia sẻ tại phiên thảo luận.

Đại tá Lê Bá Quân, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, chia sẻ tại phiên thảo luận.

Hiện nay, Quân chủng hải quân đã xây dựng âu tàu ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, số lượng tàu vào các âu tàu chỉ 10-20 chiếc. Số lượng tàu đánh cá ở quần đảo Trường Sa ngày càng ít, chứng tỏ lượng hải sản giảm.

Trong thời gian qua, tình hình biển Đông rất phức tạp, do vậy, Vùng 2 hải quân đã vừa thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vừa hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân khai thác đánh bắt.

Hiện Vùng 2 Hải quân có 12 tàu chống IUU, gồm bảy tàu quản lý ở đường biển giáp ranh Malaysia, năm tàu quản lý ở đường biển giáp ranh Malaysia. Tàu cách tàu khoảng 100 km.

Để tăng cường kiểm soát hoạt động đánh bắt của ngư dân, kiềm chế, kiểm soát chống đánh bắt hải sản trái phép, Vùng 2 Hải quân đề xuất các giải pháp như tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho chủ tàu, ngư dân nhằm chống khai thác, xâm phạm vùng biển nước ngoài…

Hải quân cũng nhận đỡ đầu con em ngư dân, tăng cường kiểm soát tàu cá ra vào cảng; thống nhất quy định xử phạt nghiêm minh, công khai, xử lý nhanh chóng các trường hợp vi phạm...

Tuyên truyền là giải pháp cơ bản, lâu dài để gỡ thẻ vàng IUU

Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó Chính ủy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết BĐBP là lực lượng gần ngư dân, hiểu ngư dân nhất. Trước khi EU áp dụng thẻ vàng với hải sản Việt, BĐBP tỉnh đã tham mưu chính quyền địa phương tổ chức hội thảo bàn về giải pháp trước tình trạng ngư dân xâm phạm vùng biển nước ngoài để khai thác trái phép hải sản.

Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vừa qua, BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên truyền phổ biến pháp luật luật tập trung vào chủ phương tiện và thuyền trưởng. Lực lượng cũng tuần tra kiểm soát sát xao, siết chặt những phương tiện có nguy cơ vi phạm cao...

Để gỡ thẻ vàng IUU, BĐBP tỉnh đã tập trung vào các hành vi vi phạm như ngắt kết nối hành trình, gửi hành trình cho phương tiện khác, lợi dụng đêm tối để khai thác ở vùng biển nước ngoài….

“Chúng tôi túc trực 24/24 tại trạm bờ, liên lạc ngay khi tàu ngắt kết nối, nếu không liên hệ được tàu thì gặp ngay chủ phương tiện yêu cầu thuyền trưởng quay tàu trở lại” - Đại tá Nguyễn Văn Thống nói và cho biết lực lượng BĐBP còn phối hợp với cảnh sát biển, hải quân tuần tra, kiểm soát cả vòng trong lẫn vòng ngoài.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Thống, để gỡ thẻ vàng IUU, việc tuyên truyền chính là giải pháp cơ bản, lâu dài. Đồng thời, cần quản lý, siết chặt các phương tiện, đặc biệt phương tiện có nguy cơ cao, kết hợp với việc chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho ngư dân. "Việc này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị" - Đại tá Thống nhấn mạnh.

Mong chính quyền hỗ trợ để ngư dân vươn khơi, bám biển

Ông Tạ Thế Sơn, một ngư dân ngụ xã Phước tỉnh, huyện Long Điền, cho biết vấn đề đăng kiểm, giấy tờ thì ngư dân đều đáp ứng và chấp hành những quy định về chống khai thác, đánh bắt hải sản bất hợp pháp.

Tuy nhiên, hiện nay khó khăn của ngư dân là máy móc nhanh chóng hư hỏng, có những máy móc sản xuất từ năm 1994, khi sửa chửa lại rất khó đăng kiểm, mong được cơ quan chức năng hướng dẫn hỗ trợ.

Ngư dân Tạ Thế Sơn, ngụ xã Phước tỉnh, huyện Long Điền, mong muốn chính quyền có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong thời gian tới.

Ngư dân Tạ Thế Sơn, ngụ xã Phước tỉnh, huyện Long Điền, mong muốn chính quyền có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân trong thời gian tới.

Ông Sơn chia sẻ hiện ngư dân đang gặp nhiều khó khăn như nguồn thuỷ sản cạn kiệt, chi phí cao và có nguy cơ thua lỗ. "Bản thân tôi có hai đôi tàu. Mới đây đã phải bán một đôi tàu. Nếu bán trước năm 2020 thì được giá khoảng 2-3 tỉ đồng, giờ bán chỉ được 30-40 triệu đồng" - ông nói.

Vì thế, ngư dân Tạ Thế Sơn mong muốn chính quyền, cơ quan nhà nước có chính sách trợ cấp hỗ trợ ngư dân, làm sao đảm bảo ngư dân có thu nhập ổn định.

Bên cạnh đó, ông Sơn cũng kiến nghị chính quyền kiểm tra chỉ đạo nạo vét cửa biển của xã Phước Tỉnh để tàu cá ra vào thuận tiện, bởi cửa biển ở đây rất hẹp.

“Cùng như dân thắp sáng đèn trên biển” sẽ lan toả sâu rộng

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, đồng chủ trì toạ đàm, nhìn nhận toạ đàm hôm nay đã thảo luận nhiều vấn đề xung quanh việc tháo gỡ thẻ vàng IUU cho hải sản Việt Nam.

Trong thời gian ngắn nhưng đã có nhiều tham luận, ý kiến chất lượng về ban hành văn bản vi phạm pháp luật, sự phối hợp của Bộ, ngành, địa phương thực hiện giải pháp để tháo gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt Nam. Đặc biệt, toạ đàm còn lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm từ chính bà con ngư dân - người thực thi pháp luật.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM.

“Chúng tôi mong mục tiêu của chương trình không chỉ là hỗ trợ quà tặng cho ngư dân mà còn tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho ngư dân thông qua cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” do báo Pháp Luật TP.HCM chủ biên với rất nhiều kiến thức về pháp lý cần thiết dành cho bà con ngư dân” - ông Hiển nói và mong bà con sẽ vượt khơi, bám biển bình an.

Chia sẻ tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng chủ trì toạ đàm, cho biết sau khoảng 2,5 giờ, buổi toạ đàm nhận được 10 bài phát biểu tham luận, trong đó có một ngư dân với nội dung phát biểu rất thiết thực.

“Với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, tôi tin rằng thông điệp của buổi toạ đàm hôm nay sẽ lan toả không chỉ đến ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mà còn với ngư dân cả nước” – ông Vinh nói.

Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng chủ trì toạ đàm.

Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng chủ trì toạ đàm.

Theo ông Vinh, bờ biển của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu dài 305,4 km2 - là nguồn lực rất lớn của tỉnh. Vừa qua, Trung ương đã định hướng Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ là tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển, phát triển kinh tế - xã hội.

Ông nhìn nhận, trong quá trình bà con khai thác nguồn lực biển đã xảy ra một số vi phạm, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của bà con, thiệt hại nhiều về kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mong chủ đề của chương trình “Cùng như dân thắp sáng đèn trên biển” sẽ lan toả sâu rộng, đúng với tinh thần ngư dân vươn khơi, bám biển đúng luật, an toàn, góp phần thực hiện kế hoạch hành động gỡ thẻ vàng IUU mà Thủ tướng đã ban hành; phát triển ngành hải sản Việt Nam ngày càng bền vững hơn…

Chuẩn bị để làm việc với Đoàn Thanh tra của Uỷ ban châu Âu lần 4

Phát biểu chia sẻ tại tọa đàm, ông Mai Ngọc Phước, Trưởng ban chỉ đạo chương trình, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, cho biết chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” sẽ diễn ra ở 28 tỉnh, thành có biển, từ nay đến năm 2025.

Ông Mai Ngọc Phước cho hay, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” ngày hôm nay (10-6) tổ chức tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm thông tin tuyên truyền những kết quả đạt được của tỉnh trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Đồng thời, chuẩn bị tốt kế hoạch hành động chống IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4 để gỡ thẻ vàng IUU.

Ông Mai Ngọc Phước, Trưởng ban chỉ đạo chương trình, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM.
Ông Mai Ngọc Phước, Trưởng ban chỉ đạo chương trình, Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM.

Theo ông Mai Ngọc Phước, chương trình nhằm nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật cho bà con ngư dân khi đánh bắt, khai thác trên biển nhằm thực hiện Kế hoạch hành động gỡ thẻ vàng IUU mà Thủ tướng đã ban hành, góp phần phát triển ngành thủy sản Việt Nam ngày càng bền vững hơn.

Đồng thời, động viên, hỗ trợ ngư dân bám biển làm kinh tế, qua đó góp phần nâng cao đời sống của bà con ngư dân. Tuyên truyền cho ngư dân và cộng đồng xã hội về lòng yêu nước, tình yêu biển đảo; khơi dậy tình cảm, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Sau hôm nay, chương trình sẽ được tiếp nối tại tỉnh Ninh Thuận vào ngày 14-6. Tiếp đó, Chương trình sẽ đến với bà con ngư dân ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và nhiều tỉnh, thành có biển khác…

Phát biểu kết luận toạ đàm, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đánh giá chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” của báo Pháp Luật TP.HCM là hoạt động được tổ chức trong bối cảnh tỉnh đang chuẩn bị để làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ tư.

Ông cho biết Bà Rịa-Vũng Tàu có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, có tiềm năng lớn phát triển kinh tế biển, đặc biệt là ngành khai thác thuỷ sản.

Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phát biểu kết luận tọa đàm.

Ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phát biểu kết luận tọa đàm.

Do đó, rất cần sự quan tâm, chung tay của các lực lượng chấp pháp trên biển và của toàn xã hội để ngư dân yên tâm bám biển, chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong quá trình khai thác hải sản trên biển.

Ông cũng mong muốn thông qua toạ đàm sẽ giúp nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành quy định pháp luật về khai thác thuỷ sản của ngư dân Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung, chung tay gỡ thẻ vàng đối với ngành hải sản Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình tặng quà ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu

Cũng trong khuôn khổ buổi toạ đàm, chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đã trao tặng học bổng cho 30 học sinh là con em của ngư dân có thành tích học tập tốt; mỗi phần học bổng trị giá 2 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập Thường trực báo Pháp Luật TP.HCM và ông Lâm Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Long Điền, trao hoa tri ân các nhà tài trợ của chương trình.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập Thường trực báo Pháp Luật TP.HCM và ông Lâm Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Long Điền, trao hoa tri ân các nhà tài trợ của chương trình.
Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình và Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM, trao học bổng cho con em bà con ngư dân tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình và Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM, trao học bổng cho con em bà con ngư dân tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chương trình cũng tặng quà cho 200 ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Bộ quà tặng gồm một bộ ắc quy + đèn Led và túi thuốc chống nước trị giá bốn triệu đồng; một áo phao và cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản” do báo Pháp Luật TP.HCM chủ biên với rất nhiều kiến thức về pháp lý cần thiết dành cho bà con ngư dân.

Bà Bùi Thị Thu Hà, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Bà Rịa-Vũng Tàu và ông Cao Anh Minh, Tổng Giám đốc HTV, trao quà cho các ngư dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bà Bùi Thị Thu Hà, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Bà Rịa-Vũng Tàu và ông Cao Anh Minh, Tổng Giám đốc HTV, trao quà cho các ngư dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dịp này, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cũng đã tặng một phần quà là dầu gió cho bà con ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật cho bà con ngư dân khi đánh bắt, khai thác trên biển; góp phần thực hiện Kế hoạch hành động gỡ thẻ vàng IUU mà Thủ tướng đã ban hành; phát triển ngành thủy sản Việt Nam ngày càng bền vững hơn.

Đồng thời, động viên, hỗ trợ ngư dân bám biển làm kinh tế, nâng cao đời sống của bà con ngư dân. Tuyên truyền cho ngư dân và cộng đồng xã hội về lòng yêu nước, tình yêu biển đảo, khơi dậy tình cảm, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nguồn sinh sôi từ biển cả.

Chương trình có sự đồng hành của ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực; đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam; Bộ NN&PTNT; Hội Nghề cá Việt Nam; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Cục Kiểm ngư Việt Nam; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ các tỉnh/thành, Hội nghề cá các địa phương.

Đại sứ chương trình là Hoa hậu Trái đất 2018 Nguyễn Phương Khánh.

Dự kiến chương trình được tổ chức tại 28 tỉnh, thành có biển trên cả nước trong ba năm, từ nay đến 2025.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm