Di sản đang dần phai nhạt…

Về sau vài công chức cao cấp và những doanh nhân giàu có người Việt cũng cho xây dựng thêm nhiều. Trong không gian của những căn biệt thự cổ, nhiều gia đình vẫn giữ được nếp xưa, nguyên vẹn hình khối như lúc ban đầu. Nhưng cũng rất nhiều biệt thự cổ không có được sự may mắn đó.

Căn biệt thự số 10 Nguyễn Thượng Hiền là nơi vợ chồng nhà thơ Tế Hanh gắn bó suốt bao nhiêu năm qua. Luồn lách qua những lối đi nhỏ hẹp, với những hạng mục thò ra, thụt vào che khuất hết cả tầm nhìn, chúng tôi mới đặt chân đến căn phòng nhỏ của nhà thơ Tế Hanh. Chỉ tay ra phía trước sân, bà Trần Thị Lâm Yến (vợ nhà thơ) kể: “Lúc đầu, chỗ này còn có sân gạch, vườn cây, cổng và tường rào đẹp lắm. Nhưng hiện nay biệt thự đã bị phá hết để làm nhà, xây phòng, sinh ra chật chội, sinh hoạt rất bức bí”.

Nói về sự biến đổi này, KTS Hoàng Đạo Kính chua xót: “Biệt thự bị xâm thực từ trong ra, từ ngoài vào và từ trên xuống. Chúng biến dạng đến nỗi ai muốn phục dựng hình hài cũ, phải dụng đến công cụ mổ xẻ kết hợp với tài phán đoán của nhà khảo cổ học”. Nhận xét của KTS Hoàng Đạo Kính được thể hiện qua hình ảnh những căn biệt thự Pháp giờ như một thực thể bị chèn ép, bị thu hẹp và biến dạng dưới sức tác động ghê gớm của con người. Có một số biệt thự vẫn còn giữ được nguyên hình dáng nhưng lại mang “hình hài” khập khiễng khi tầng một đã bị sửa chữa với mục đích kinh doanh. Biệt thự Pháp, khối kiến trúc từng là niềm tự hào, di sản độc đáo trong xây dựng của Hà Nội cứ dần phai nhạt đi như thế…

VIẾT THỊNH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới