Hiểm họa hàng không do bất cẩn của con người

Các chuyên gia đánh giá dù các máy bay được thiết kế bởi công nghệ, kỹ thuật bậc cao và được thực nghiệm rất ngặt nghèo, tuy nhiên vẫn phát sinh những rủi ro do con người. Theo VNA, số sự cố mặt đất từ 157 vụ năm 2015 đến năm 2017 giảm còn 91 vụ. Phân tích các sự cố cho thấy ngoài những nguyên nhân liên quan đến kỹ thuật thì có những sự cố do sự bất cẩn và chưa tuân thủ quy định ngành hàng không của con người, gây thiệt hại lớn cho hành khách và máy bay.

Phi công Nguyễn Đăng Quang, Phó đoàn bay 919, cảnh báo vụ máy bay của VNA hạ cánh nhầm đường băng đang thi công tại sân bay Cam Ranh ngày 29-4 tuy chưa gây thiệt hại về tính mạng hành khách nhưng cũng là cảnh báo về an toàn hàng không. Theo ông Quang, vụ việc này cần được xem xét kỹ để rút ra bài học sâu sắc. Thực tế quá trình cất cánh và hạ cánh, phi công thao tác bằng tay và mắt. Phó đoàn bay 919 cho rằng nguyên nhân do sự chưa quan tâm của người lao động, sự thờ ơ đối với các vụ việc.

Một trong các yếu tố khiến công tác an toàn hàng không chưa được thực hiện tối đa, tiềm ẩn các rủi ro cao đó là các báo cáo về văn hóa an toàn chưa được đội ngũ hưởng ứng tích cực. Trong khi đó, các báo cáo này là những thông tin, cơ sở quan trọng để kiểm soát các rủi ro về hàng không. Từ đó người đứng đầu VNA cho rằng cần có chế tài nghiêm khắc. Ngược lại, những người tuân thủ đúng, đủ các báo cáo sẽ được khuyến khích để phục vụ hành khách tốt nhất.

Đại diện một hãng bảo hiểm hàng không nước ngoài cảnh báo ngành hàng không đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khác nhau. Theo đó, vị chuyên gia này lưu ý hãng hàng không nên khuyến khích mọi nhân viên tham gia vào văn hóa an toàn hàng không, cùng đó hãng cần phân tích những rủi ro để phổ biến cho nhân viên nhận biết để tích cực đưa vào các báo cáo.

Ông Nguyễn Thái Trung, Phó Tổng Giám đốc VNA, cho biết VNA luôn xác định an toàn là nguyên tắc số một, không thể đánh đổi trong mọi hoạt động của hãng. Theo đó, việc thiết lập, củng cố và nâng cao văn hóa an toàn là một mục tiêu trọng điểm hàng đầu. Theo ông Trung, với đặc thù tiêu chuẩn an toàn khắt khe của ngành hàng không, công tác văn hóa an toàn là một hoạt động trường kỳ, liên tục; đòi hỏi VNA không ngừng củng cố, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, nhân viên, qua đó góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng trăm hành khách trên mỗi chuyến bay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm