Doanh nghiệp khóc ròng vì lo tốn ngàn tỉ phí tái chế mỗi năm

(PLO)- Theo các hiệp hội và doanh nghiệp, chỉ riêng ba loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các doanh nghiệp sẽ phải đóng phí tái chế ước tính hơn 6.100 tỉ đồng mỗi năm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại hội thảo lấy ý kiến về định mức chi phí tái chế và chính sách về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu ở Việt Nam vào ngày 28-7 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng các đơn vị tổ chức, nhiều doanh nghiệp (DN) cho biết ủng hộ việc tái chế bảo vệ môi trường nhưng lo ngại phí tái chế bất hợp lý sẽ tăng thêm gánh nặng.

Phí tái chế cao hơn trung bình 14 nước Tây Âu

Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, theo khảo sát của VBA, tất cả DN đều ủng hộ việc tái chế bao bì, tận dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tới 80% DN cho biết sẽ gặp nhiều khó khăn nếu mức phí quá cao.

Dù dự thảo điều chỉnh giảm một số định mức chi phí tái chế nhưng định mức tái chế (Fs) của Việt Nam vẫn cao hơn trung bình 14 nước Tây Âu là các nước rất phát triển. Ví như Fs dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần.

Fs là định mức chi phí tái chế mà DN phải đóng để tái chế bao bì. Ví dụ, chi phí tái chế nhựa là 10.000 đồng/kg và Fs là 0,3 thì doanh nghiệp phải đóng 0,3 x 10.000 = 3.000 đồng cho mỗi kg bao bì nhựa sử dụng.

Theo VBA, định mức tái chế cao và bất hợp lý nếu được ban hành sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ tài chính của DN. Nhất là khi kinh tế hiện khó khăn, DN thua lỗ, cắt giảm lao động.

Nếu tính theo dự thảo quy định, chỉ riêng 3 loại bao bì chính là giấy, nhựa và kim loại, các DN sẽ phải đóng hơn 6.100 tỉ đồng mỗi năm phí tái chế.

Theo bà Huỳnh Thị Mỹ - Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa, mức phí Fs như đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chỉ riêng tiền đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của DN.

Lãi đã ít, đóng góp lại lớn, ngành nhựa Việt Nam đứng trước nguy cơ chưa kịp lớn đã teo tóp. Ngành bao bì nhựa là ngành gia công với công nghệ đơn giản, dễ làm nên biên lợi nhuận rất thấp.

Theo các hiệp hội DN, định mức tái chế (Fs) của Việt Nam vẫn cao hơn các nước rất phát triển trên thế giới.

Theo các hiệp hội DN, định mức tái chế (Fs) của Việt Nam vẫn cao hơn các nước rất phát triển trên thế giới.

Doanh nghiệp đề xuất điều chỉnh

Bất hợp lý ở đây được các DN chỉ ra là những bao bì làm bằng kim loại, giấy carton, nhựa cứng… đang được tái chế gần như hoàn toàn, không có nguy cơ đến môi trường, các nhà tái chế đều đang có lãi.

Vì thế, VBA cũng như nhiều DN ngành khác đều đề xuất áp dụng hệ số điều chỉnh 0 hoặc 0,1 cho các bao bì, sản phẩm có giá trị vật liệu thu hồi cao hơn chi phí tái chế như kim loại, giấy carton, nhựa cứng theo đúng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn.

Với các vật liệu khác, đề nghị áp dụng hệ số 0,2 cho chai lọ thủy tinh; áp dụng hệ số 0,2 hoặc 0,3 cho giấy hỗn hợp; hệ số 0,3 cho bao bì đơn vật liệu mềm; 0,5 cho bao bì đa vật liệu mềm để Fs không bị quá cao.

Chi phí này xấp xỉ với mức Fs của các nước Đông Âu và giống tính toán của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO) theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn.

Đồng tình với VBA, ông James Ollen, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam TP.HCM (AmCham Việt Nam) đề nghị: Với các vật liệu có giá trị tái chế thu hồi được lớn hơn chi phí tái chế, như bao bì nhôm, sắt, giấy carton, bao bì nhựa cứng... nhà tái chế đã có lãi thì cần điều chỉnh hệ số Fs bằng 0, căn cứ theo khuyến nghị của OECD.

Đại diện AmCham Việt Nam kiến nghị cho phép các DN thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế đối với một loại bao bì, sản phẩm trong cùng năm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm