Lợi ích lớn từ tái chế nhựa

Chất dẻo (hay còn gọi là nhựa hoặc polymer) đã xuất hiện từ lâu, được dùng làm vật liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Việc sử dụng các vật dụng như chai nhựa, màng nylon, bọc thực phẩm, ống dẫn nước… đã trở thành thói quen với chúng ta.

Tận dụng rác thải nhựa

Nhựa được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu tổng hợp, gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng đến môi trường. Với những chai nhựa đã qua sử dụng, chúng thường được bỏ đi hoặc tái sử dụng. Cách phân loại này thực ra chỉ dựa trên cảm tính và mục đích sử dụng. Điều quan trọng là những vật liệu này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên, trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý hiện nay. Đặc biệt, một số chai nhựa chứa chất hóa học độc hại có thể phát tán ra môi trường trong quá trình tái chế, tái sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Nhiều người thắc mắc rằng nhựa được tái sinh như thế nào khi chúng ta bỏ vào thùng rác, mang đến các trung tâm thu mua phế liệu…? Quy trình tái sinh nhựa cần nhiều bước để có thể biến nó thành vật phẩm hữu dụng khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chất lượng của nhựa tái sinh luôn có chiều hướng giảm dần. Điều này được hiểu rằng nhựa từ bao bì nguyên sinh sẽ tái sinh thành loại sản phẩm khác chứ không được dùng cho cùng một mục đích. Một trong những bước làm quan trọng đầu tiên trong quy trình tái sinh nhựa là phân loại nhựa trong nhà máy. Nhiều nơi chỉ chọn lọc một loại nhựa duy nhất trong các loại được thu gom, vì thế quy trình đầu tiên là phân loại các vật liệu như giấy, nhựa, kẹp, kim loại… Tiếp theo là phân loại nhựa và chọn lựa nhựa tái sinh. Việc này giúp giảm nhu cầu nhựa nguyên sinh, giảm nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên khác.

Lợi ích lớn từ tái chế nhựa ảnh 1

Các em nhỏ thích thú tập làm các vật dụng từ nguyên liệu tái chế tại chương trình do Sở TN&MT TP.HCM tổ chức. Ảnh: NGỌC CHÂU

Có tính ứng dụng cao

Trên thực tế, nhựa tái chế mang tính ứng dụng cao, một số nơi có ý tưởng chế biến nhựa phế thải thành dầu thô, tái chế thành thảm, chế biến dầu xanh từ nhựa phế thải… Từ xa xưa, ông cha ta đã vận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt. Một trong những loại vật liệu được tái chế phổ biến là nhựa (plastic). Chúng được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó đưa vào quy trình sản xuất tái sinh.

Các nguyên liệu sợi công nghiệp làm từ nhựa tái chế được dùng để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như quần áo, giày, khăn tắm, chăn… Các vật liệu composite vốn được xem là khó tái chế nhưng công nghệ mới phát triển đã ứng dụng nó cùng với thủy tinh trong sản xuất gạch lát vỉa hè. Những hoạt động này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất khi ấy.

Ngày nay, vai trò tái chế càng trở nên quan trọng hơn bởi nó được xem như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ. Đó được xem là nguồn khai thác vô tận vì có sản xuất là có rác thải, có cơ hội cho tái chế. Đây còn là giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, phí xử lý chất thải, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tái chế còn góp phần giảm thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công trong hoạt động tái chế chính là lợi nhuận. Bởi vì nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích của Nhà nước.

Theo dự đoán ở thị trường thế giới, nhựa tái chế sẽ tăng trưởng mạnh và bền vững trong thời gian tới. Ngoài ra, xu hướng sử dụng, sản xuất vật liệu này ngày càng phổ biến với lượng tăng trung bình 11%/năm. So với các sản phẩm khác, nhựa tái chế khá mới mẻ và ngày càng được ưa chuộng do đặc tính thân thiện với môi trường. Đây cũng là cơ hội tốt cho ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phát triển, đón đầu xu hướng mới. (đón đọc bài 2: Cơ hội phát triển tái chế chất thải nhựa, trên số báo ra ngày 10-10)

NGỌC CHÂU

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

(PLO)- Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược, khó, nhạy cảm, tác động lớn đến phát triển đất nước. Các Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng.

Bộ Công an ra mắt Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ Công an ra mắt Trung tâm dữ liệu quốc gia

(PLO)- Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị Ban Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia tập trung chỉ đạo khẩn trương xây dựng, tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo đồng bộ, có hiệu lực cùng với thời điểm của Luật Dữ liệu.