Độc đáo con đường nghệ thuật gốm đỏ Vĩnh Long

Độc đáo con đường nghệ thuật gốm đỏ Vĩnh Long

(PLO)- Con đường nghệ thuật gốm đỏ là kết tinh của tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và bàn tay khéo léo qua bao thế hệ của người dân Vĩnh Long từ trên 100 năm nay. 

Sáng 11-9, UBND tỉnh Vĩnh Long khai mạc “Con đường nghệ thuật gốm đỏ” Vĩnh Long năm 2023. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023 diễn ra từ ngày 11 đến 17-9.

Sự kiện quan trọng nhằm quảng bá sản phẩm, tác phẩm gốm, bảo tồn và khai thác các lò gạch truyền thống hiện có trên địa bàn huyện Mang Thít - nơi làm nền tảng, điểm nhấn để phát triển du lịch, cũng như bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng.

Con đường nghệ thuật gốm đỏ - Vĩnh Long năm 2023 được thực hiện trên tuyến đường nối Võ Văn Kiệt và Phạm Hùng, thuộc phường 9, thành phố Vĩnh Long.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết đất và người Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi khi nằm ở ngã ba giữa 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, thuộc hạ nguồn sông Mê Kông - con sông huyền thoại mang theo phù sa tụ lại Vĩnh Long đã đem đến cho vùng đất và người dân cần cù nơi này những mỏ đất sét quý giá, tạo thành nghề sản xuất gạch gốm đã có trên 100 năm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh phát biểu khai mạc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh phát biểu khai mạc

Con đường nghệ thuật gốm đỏ - Vĩnh Long năm 2023 được thực hiện trên tuyến đường nối Võ Văn Kiệt và Phạm Hùng, thuộc phường 9, thành phố Vĩnh Long.

Con đường nghệ thuật gốm đỏ - Vĩnh Long năm 2023 được thực hiện trên tuyến đường nối Võ Văn Kiệt và Phạm Hùng, thuộc phường 9, thành phố Vĩnh Long.

Đặc biệt sản phẩm gốm với màu đỏ đặc trưng từ đất sét tạo nét riêng cho gốm Vĩnh Long mà không nơi nào có được, đã xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như EU, Hoa Kỳ, Châu Úc, Đài Loan, HongKong, Hàn Quốc, Nhật Bản,… rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

"Con đường nghệ thuật gốm đỏ là kết tinh của món quà tuyệt vời mà tự nhiên đã ban tặng cho quê hương Vĩnh Long; của tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và bàn tay khéo léo qua bao thế hệ của người dân Vĩnh Long từ trên 100 năm nay; là tâm huyết của thế hệ đi sau mong muốn giữ gìn một làng nghề truyền thống vốn chỉ có trên vùng đất này. Và hơn hết là kết tinh của mong ước “vương quốc gốm đỏ” sẽ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, để những lò gạch rêu phong, cổ kính mang nền văn hóa Vĩnh Long đi xa hơn" - Phó Chủ tịch tỉnh chia sẻ.

Con đường nghệ thuật gốm đỏ có chiều dài 500m
Con đường nghệ thuật gốm đỏ có chiều dài 500m

Con đường nghệ thuật gốm đỏ được lấy ý tưởng từ phong thủy Ngũ hành tương sinh, chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng.

5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành cũng được sử dụng để trang trí cho các tiểu cảnh đan xen với gốm để tạo nên con đường nghệ thuật gốm đỏ. Con đường gồm cổng, lò gạch – gốm, tiểu cảnh, 10 tác phẩm gốm, ngôi nhà gốm đỏ 3 gian 2 chái.

gốm đỏ vĩnh long
Sản phẩm gốm với màu đỏ đặc trưng từ đất sét tạo nét riêng cho gốm Vĩnh Long mà không nơi nào có được
gốm đỏ vĩnh long
Khách tham quan chụp ảnh lưu niệm tại con đường nghệ thuật gốm đỏ.
gốm đỏ vĩnh long
Màu đỏ của gốm Vĩnh Long nổi bật trên con đường.
gốm đỏ vĩnh long

Tiểu cảnh Con đường gốm đỏ Vĩnh Long

Trong đó, cổng gốm được thiết kế với chiều cao 5,5 m, chiều rộng 2,5m, được mô phỏng từ lò gạch - gốm, khi khép 2 bên cổng lại với nhau sẽ nhìn thấy hình ảnh lò gạch – gốm hiện ra.

Lò gạch - gốm được tạo nên từ 20.000 viên gạch tiểu và 500 viên gạch mái chèo của 16 đơn vị sản xuất gạch - gốm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Hình ảnh tạo gợi nhớ đến làng nghề gốm từng được mệnh danh là Vương quốc gạch - gốm, phát triển thịnh vượng nhất trong nhiều thập niên của những năm 1999 và 2008.

gốm đỏ vĩnh long
Lò gạch - gốm được tạo nên từ 20.000 viên gạch tiểu và 500 viên gạch mái chèo
gốm đỏ vĩnh long
Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm tham quan, trải nghiệm tại Con đường nghệ thuật gốm đỏ
gốm đỏ vĩnh long
Sản phẩm gốm đỏ Vĩnh Long ước giá trị mang lại khoảng 400 tỉ đồng/năm.

Mô hình Ngôi nhà gốm đỏ có kiến trúc 3 gian 2 chái truyền thống được thực hiện trên diện tích ngang 27m, dài 4,5m, chiều cao 3m. Ngôi nhà gốm đỏ được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của người dân Nam Bộ.

Ngôi nhà này được mô phỏng từ ngôi nhà có thật của ông Nguyễn Văn Buôl (ngụ tại thành phố Vĩnh Long), một nghệ nhân với quyết tâm vực dậy một làng nghề truyền thống của địa phương trước nguy cơ bị mai một.

gốm đỏ vĩnh long
Mô hình Ngôi nhà gốm đỏ có kiến trúc 3 gian 2 chái truyền thống

10 tác phẩm bình gốm gồm 9 tác phẩm di tích lịch sử và 1 tác phẩm cam sành huyện Tam Bình. Các bình gốm cao hơn 2m chứa đựng hình ảnh các di tích lịch sử và đặc sản cây ăn trái của vùng đất Vĩnh Long.

gốm đỏ vĩnh long
Tác phẩm gốm được trưng bày tại con đường gốm đỏ.
gốm đỏ vĩnh long

Tác phẩm bình gốm

Trong đó, đáng chú ý là tác phẩm bình gốm với nội dung quảng bá di tích nhà tưởng niệm Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động, Trần Đại Nghĩa nhân sự kiện Chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của người (13/9/1913 – 13/9/2023) và tác phẩm bình gốm chứa đựng hình ảnh cam sành Tam Bình quê hương của Giáo sư Trần Đại Nghĩa.

gốm đỏ vĩnh long
Sản phẩm gốm đỏ Vĩnh Long đã xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như EU, Hoa Kỳ, Châu Úc, Đài Loan, HongKong, Hàn Quốc, Nhật Bản

Tác phẩm bình gốm còn chứa đựng hình ảnh di sản Văn Thánh Miếu Vĩnh Long một bảo vật quý giá, là niềm tự hào của người Vĩnh Long nói riêng và dân Nam Bộ nói chung. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, nơi từng là tụ điểm hoạt động văn hóa, đề cao các bậc tiền hiền và giáo dục lòng yêu nước.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh còn hơn 20 doanh nghiệp sản xuất gốm, sản lượng trung bình đạt khoảng 5 triệu sản phẩm, ước giá trị mang lại khoảng 400 tỉ đồng/năm.

Nhằm bảo tồn và phát triển nghề gạch gốm truyền thống, kết hợp với phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các lò gạch gốm truyền thống hiện có, làm điểm nhấn mang tính đột phá, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Di sản đương đại Mang Thít”.

Theo đó, toàn bộ vùng di sản khoảng 3.060 hecta thuộc 04 xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh huyện Mang Thít được bảo tồn lò gạch gốm, hiện đã có 364 hộ cam kết giữ lại 653 lò. Với đề án này, “Vương quốc gốm đỏ” Mang Thít sẽ trở thành một vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm quốc tế, sẽ là một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của địa phương và của quốc gia.

Đọc thêm