Độc đáo giờ học tái hiện về đất nước Nhật Bản

Chủ đề của tiết học là "Nhật Bản - sự trỗi dậy thần kỳ" do hai giáo viên hướng dẫn là Thầy Nguyễn Viết Đăng Du (lịch sử) và thầy Nguyễn Tấn Ngũ Lê (địa lý).

Vì nội dung được thiết kế dưới dạng hai đội thi giữa hai lớp nên xuyên suốt buổi học, các em được tiếp cận và thể hiện kiến thức thông qua các phần thi như múa chào Nhật Bản, đối kháng, làm việc nhóm thông qua trang Facebook, thuyết trình, xem clip về lịch sử Nhật, giao lưu vui nhộn với mô hình robot, thi thời trang giới thiệu văn hóa nước Nhật....

Qua đó, các em được tìm hiểu và nắm bắt được những kiến thức liên quan đến đất nước Nhật Bản, từ vị trí địa lý, khí hậu, sông ngòi, kinh tế, lịch sử, văn hóa...



Mở đầu buổi học là hai tiết mục múa chào Nhật Bản do chính các em của hai lớp chuẩn bị và thể hiện


Các em dưới lớp chăm chú theo dõi

Nói về phương pháp này, thầy Nguyễn Tấn Ngũ Lê, giáo viên dạy môn địa lý, cho biết các thầy chọn chủ đề này vì Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế và cũng là một nước ở Đông Á gần gũi với Việt Nam. Dù trải qua thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhưng Nhật vẫn vươn lên phát triển thần kỳ. Do đó, qua bài học này, các thầy muốn gửi gắm đến thế hệ trẻ tinh thần và “lửa” Nhật Bản để các em học hỏi và không ngừng vươn lên, phấn đấu trong học tập để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Theo thầy Lê, thầy trò đã chuẩn bị cho buổi học này trong suốt 1,5 tháng qua.

“Với cách học này, các em sẽ có cái nhìn toàn diên và sâu hơn về những kiến thức địa lý, lịch sư, văn hóa Nhật Bản. Đồng thời rèn luyện nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, tìm hiểu kiến thức từ Internet, tinh thần tự giác... Từ đó sẽ khích lệ tinh thần tự học, sáng tạo cho HS và tạo sự tương tác chủ động giữa thầy trò một cách nhuần nhuyễn để tiết học đạt hiệu quả cao nhất” - thầy Lê nói.


Thầy Nguyễn Tấn Ngũ Lê đang trao đổi kiến thức về địa lý Nhật Bản cho các em



Các em tập trung ghi chép và tìm hiểu kiến thức từ sách giáo khoa


Học sinh mạnh dạn trình bày kiến thức cho cả lớp cùng nghe


Phần thi đối kháng


Lớp học còn nhận được sự chia sẻ từ một giáo viên người Nhật của trường


Các em nín thở khi xem clip ngày Nhật Bản bị thả bom nguyên tử gây tàn phá nặng nề 


Thích thú với mô hình robot ASIMO được lồng tiếng chính các em

Cảm nhận về tiết học này, em Đàm Trúc Giang, HS lớp 11N cho rằng em thích cách học này vì không khí học thoải mái, có nhiều ví dụ và hình ảnh hấp dẫn, giúp em hiểu sâu và dễ nhớ kiến thức cả hai môn địa lý và lịch sử hơn so với cách học thông thường ở lớp.

Em Võ Hoàng Tuấn, lớp 11A4, cho hay để chuẩn bị được tiết học này, các em mất hơn một tháng để tìm tòi kiến thức, chuẩn bị đạo cu, thuyết trìnḥ và tập luyện các bài tập trình diễn với nhau.

“Tuy hơi cực nhưng bạn nào cũng rất hào hứng vì có các hoạt động vui nhộn. Nhờ đó, em sẽ nhanh nhớ kiến thức hơn và không bị nhàm chán. Kiến thức cũng sẽ khó bị bão hòa như cách học đọc, chép thông thường” - Tuấn chia sẻ. 

Được biết đây là một trong những tiết học trong chuỗi tuần lễ các tiết dạy và học "đổi mới, sáng tạo" do Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM tổ chức để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới