Bà Ung Thị Xuân Hương, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết: “Trung bình mỗi ngày Sở Tư pháp TP.HCM tiếp nhận 200-300 yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP), cao điểm có ngày trên 700 hồ sơ. Người dân đi lại vất vả, dồn về trụ sở quá đông, chờ đợi mệt mỏi, mất thời gian; còn bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng chịu áp lực rất lớn. Để tạo thuận lợi cho người dân, năm 2013 Sở Tư pháp đã triển khai dịch vụ chuyển phát trả kết quả phiếu LLTP đến tận nhà người dân qua bưu điện”.
Cấp LLTP qua bưu điện
. Phóng viên: Phạm vi thực hiện việc này chỉ trong TP.HCM hay sao, thưa bà?
Về phía bộ phận giải quyết LLTP cũng bớt áp lực, có nhiều trường hợp đơn giản nên ra phiếu LLTP sớm, chuyển luôn qua bưu điện phát trả, không cần ôm giữ hồ sơ chờ đến ngày hẹn. Riêng những trường hợp phức tạp, cư trú qua nhiều tỉnh, thành do chờ kết quả xác minh của Bộ Công an nên hồ sơ trễ hạn, dân đi lại nhiều, bức xúc, trút giận mà Sở Tư pháp cũng không thể giải quyết được. Thà rằng thông báo với họ khi có phiếu LLTP sẽ chuyển về tận nhà, họ không phải cầm phiếu hẹn đi tới đi lui nhiều lần cũng bớt ức chế hơn.
. Một số địa phương lo ngại có thể không đảm bảo bí mật đời tư (về án tích) trong việc cấp phiếu LLTP. Vì sao TP.HCM mạnh dạn thí điểm việc này?
+ Tháng 2-2013, Thủ tướng đã phê duyệt “Chiến lược phát triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đưa ra mục tiêu triển khai thí điểm việc cấp phiếu LLTP qua bưu điện, qua mạng. Có chủ trương có lợi cho dân thì TP.HCM thí điểm ngay, còn chờ hướng dẫn thì đến bao giờ. Đúng là khi chưa có quy định pháp luật cụ thể về mô hình này thì phải thí điểm chặt chẽ, không được làm trái những quy định pháp luật hiện hành.
Con đường cải cách hành chính là thí điểm những sáng kiến, mô hình mới và tất nhiên “cái mới” thì chưa có quy định. Sau thí điểm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mới có thể xây dựng quy định pháp luật phù hợp. Thực tế, rất nhiều quy định pháp luật là sản phẩm đúc kết từ thực tiễn thí điểm. Điển hình như việc thí điểm liên thông nhóm thủ tục đăng ký khai sinh, hộ khẩu, BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi TP.HCM trước đây, đến ngày 1-8 vừa qua Thủ tướng đã ký Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt đề án liên thông này, áp dụng trong cả nước. Hiện Bộ Tư pháp đã hoàn thành dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn liên thông nhóm thủ tục hành chính (TTHC) này, dự kiến ban hành trong năm nay.
Đến 30-6-2014, đã có 12.876 trường hợp nhận phiếu LLTP tại nhà và chưa xảy ra trường hợp nào khiếu nại liên quan đến việc lộ bí mật đời tư cá nhân. Bởi lẽ phong bì để phiếu LLTP chỉ giao tận tay đương sự, nếu không chuyển phát được phải trả về STP, không cho phép ai nhận thay.
. Trong năm 2014, mô hình cấp LLTP qua bưu điện sẽ mở rộng ra sao?
+ Chúng tôi đang chuẩn bị triển khai phương thức nhận yêu cầu cấp LLTP qua bưu điện. Người dân có thể tải mẫu yêu cầu cấp phiếu LLTP số 1 đăng công khai trên trang web hoặc niêm yết ở bưu cục, điền thông tin, bỏ hồ sơ vào phong bì mang đến bưu cục gần nhà nộp lệ phí. Hiện chúng tôi đang đàm phán với bưu điện để họ đứng ra tiếp nhận và thu hộ lệ phí rồi chuyển phát bảo đảm về Sở Tư pháp. Bộ phận LLTP nhận hồ sơ, xử lý và cấp phiếu LLTP, khi hệ thống kho dữ liệu in xuất phiếu LLTP thì tổng đài sẽ tự động báo tin cho đương sự, còn bưu điện sẽ phát chuyển bảo đảm phong bì niêm phong LLTP đến tận tay họ. Phương thức cấp phiếu LLTP sẽ tiếp tục cải tiến để giúp người dân không phải dồn về trụ sở hành chính chờ làm thủ tục.
Phương thức cấp phiếu LLTP tại sở Tư pháp TP.HCM sẽ tiếp tục được cải tiến để giúp người dân thuận tiện hơn.Ảnh: HTD
Liên thông để rút ngắn thời gian
. Từ tháng 10-2013, UBND TP.HCM đã chuyển giao bộ phận kiểm soát TTHC về Sở Tư pháp, vậy định hướng cải cách TTHC năm 2014 TP.HCM sẽ tập trung vào lĩnh vực nào?
+ TP chủ trương mở rộng ứng dụng phương thức nộp và trả kết quả qua đường bưu điện, thông báo kết quả hồ sơ bằng tin nhắn. Chi phí chi trả dịch vụ cho bưu điện chuyển phát trong nước 20.000-30.000 đồng/lần, 500 đồng/tin nhắn phù hợp với điều kiện sống của người dân. Đồng thời, tăng cường liên thông các nhóm TTHC để giảm chi phí, thời gian của người dân khi làm hồ sơ. Hoạt động kiểm soát TTHC cũng xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã phải tổ chức thực hiện.
Năm 2014 có chín nhóm TTHC được khảo sát đề xuất liên thông, trong đó tập trung liên thông: Nhóm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giữa phường - quận - chi cục thuế); nhóm thủ tục công chứng - trước bạ - đăng bộ quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất; nhóm thủ tục cấp phép xây dựng (giữa phường - quận); nhóm thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế/giải thể doanh nghiệp (quận, Sở KH&ĐT - cơ quan thuế)…
. Xin cảm ơn bà.
BÌNH MINH thực hiện
Alô đường dây nóng 08.38230436 “Alô! Sao hồ sơ nhà tôi đủ hết mà họ không chịu nhận…”. Người đàn ông đứng ở phòng tiếp nhận hồ sơ quận khẩn cấp gọi vào 08.38230436 nhờ can thiệp. Hóa ra ông đi nộp hồ sơ cho gia đình nhưng nhân viên Phòng TN&MT không nhận vì tưởng ông là “cò” nhà, đất, đòi ông xuất trình CMND và ủy quyền hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người đứng tên trên hồ sơ. 08.38230436 là đường dây nóng tiếp nhận tất cả phản ánh, kiến nghị của người dân về TTHC của TP.HCM được UBND TP giao Sở Tư pháp phụ trách cùng với vai trò kiểm soát TTHC. Hiện đường dây nóng này đang rất “nóng”. Bức xúc vì không được giải quyết hồ sơ, chậm giải quyết hồ sơ, bị yêu cầu bổ sung nhiều giấy tờ ngoài quy định, thái độ viên chức thụ lý… nhiều người thường xuyên gọi đến số máy này phản ánh. Phòng Kiểm soát TTHC sẽ chuyển văn bản phản ánh kiến nghị của dân, đơn vị nhận được kiến nghị có 10 ngày xử lý thông tin và phản hồi. Thông thường nhân viên hành chính có thiếu sót sẽ chủ động khắc phục, giải quyết, STP sẽ thông báo cho người dân kết quả xử lý. Nếu cơ quan hành chính từ chối giải quyết, đường dây nóng sẽ xem xét việc giải trình có đúng với quy định pháp luật không, nếu chưa thỏa đáng sẽ có ý kiến chấn chỉnh yêu cầu giải quyết cho dân. Khi có 08.38230436 thì viên chức tiếp nhận hồ sơ cũng thận trọng, hạn chế từ chối hồ sơ của người dân. Phía người dân chưa đáp ứng đúng thủ tục khi được giải thích cũng yên tâm ra về chấp hành đúng quy định. Cũng từ kiến nghị của người dân thông qua đường dây nóng mà Sở Tư pháp đã phát hiện và kiến nghị UBND TP sửa đổi Quyết định 06/2013 về bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với phương tiện giao thông đường thủy chưa hợp lý và quy định về cấp lại giấy phép cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tháng 7-2014, UBND TP đã có công văn chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH TP sửa đổi Công văn 6107 ngày 16-5-2014 của sở này hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nộp các loại giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu cấp phép lại cho lao động nước ngoài. _________________________________________ Em gái tôi đi du học rồi làm việc ở Ottawa, Canada, vừa rồi cần có LLTP để bổ sung hồ sơ gia hạn cư trú nhưng không thể xin nghỉ việc về Việt Nam để làm thủ tục, tiền vé máy bay đi về cũng hơn 2.000 USD. Em tôi xem hướng dẫn trên trang web www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn rồi gửi đơn yêu cầu cấp phiếu LLTP qua bưu điện. Sau đó, STP có thông báo tôi đến bổ sung hồ sơ và đóng lệ phí. Biên nhận hẹn giữa tháng sau hoàn thành và sẽ trực tiếp chuyển phát bảo đảm LLTP sang Canada cho em tôi luôn. Gia đình tôi rất hài lòng cách xử lý này của Sở Tư pháp TP.HCM. Anh HỒ VĂN KHÔI, giảng viên Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi Sở Tư pháp TP.HCM đã trình UBND TP ban hành Quyết định 1714 ngày 8-4-2014 sửa đổi một số TTHC tư pháp; trong đó, kết hợp thủ tục đăng ký nhận cha-mẹ-con và đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài. Còn việc liên thông nhóm thủ tục đăng ký khai sinh, hộ khẩu, BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi thì hiện TP.HCM đã rút ngắn quy trình còn năm ngày so với đề án Thủ tướng phê duyệt triển khai trong cả nước (20 ngày). Riêng việc thí điểm liên thông nhóm thủ tục công chứng - trước bạ - đăng bộ quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, các cơ quan chức năng còn đang nghiên cứu giải quyết vướng mắc kỹ thuật kết nối dữ liệu thông tin nhà, đất giữa các đơn vị công chứng - thuế - văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Bà UNG THỊ XUÂN HƯƠNG, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM |