Du xuân dưới rừng Tràm Trà Sư

(PLO)-Đến rừng Tràm Trà Sư những ngày cuối cùng của năm cũ, điều cảm nhận đầu tiên của khách du lịch là nước nổi mênh mông ngập cả cánh rừng.  Ngồi trên thuyền, dưới hương tràm bát ngát, lòng cảm thấy nhẹ nhàng thanh thái vô cùng, bao nhọc nhằn tan biến hết.

Miền đất An Giang gắn nhiều với địa danh du lịch nổi tiếng như miền đất Bảy Núi (quê hương Thất Sơn), Núi Sam (có miếu Bà Chúa Xứ), Núi Cấm (có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á), song có lẽ, điều để lại ấn tượng nhất trong lòng du khách khi đến đây là được ngồi trên xuồng, rẽ bèo luồn lách trong bạt ngàn hương tràm nguyên sinh ngắm chim rừng, và nhiều động vật hoang dã quí hiếm.

Rừng tràm Trà Sư thuộc vùng miền núi Thất Sơn huyền bí của “thủ phủ” Núi Cấm (xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), chỉ cách biên giới Campuchia 10 km, là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu. Độ sâu của nước là 1,5 mét. Hiện có 70 loài chim muông quý hiếm đang sinh sống tại khu rừng này, trong đó có hai loài chim được ghi trong sách đỏ là chim Điên điển và Giàng Sang.

Đến An Giang, cũng không thể quên ghé thăm khu làng người khơ me có với những thiếu nữ xinh đẹp dệt khăn rằn, ngắm những ngôi nhà bập bềnh trên sóng nước và  nghe những “miệt vườn thứ thiệt” ca cổ  “tình anh bán chiếu” làm say đắm lòng người.

Những hình ảnh đẹp về vùng đất này:

Giữa rừng tràm bát ngát 

“Tấm thảm” của rừng Trà sư

Bầy chim điên điển tự tình

Cận cảnh chim điên điển mẹ 

Nhà báo tác nghiệp 

Lãng mạn giữa tràm và nước 

Khách du lịch hài lòng khi tham thú rừng tràm 

 Và không quên nghe dân miệt vườn ca “tình anh bán chiếu”

Nhiều du khách nữ, xung phong làm “vợ” anh bán chiếu  

Ngắm thiếu nữ khơ me dệt khăn rằn 

Sản phẩm truyền thống của người khơ me 

Nhà nổi- nét đẹp  trưng của người An Giang 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm