Đưa vấn đề trinh tiết vào đề thi tuyển sinh ĐH

Ngay sau buổi thi ngày 8-4, đề thi đã tạo nên hiệu ứng lan truyền trên mạng.

Chia sẻ với phóng viên về chủ đề nhạy cảm này, ông Nguyễn Xuân Phong, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học FPT, cho rằng trái với lo ngại chủ đề “nhạy cảm” sẽ làm các thí sinh ngại ngùng, nhiều thí sinh sau kỳ thi đã bày tỏ đề thi luận năm nay thực sự tạo hứng thú. Không ít thí sinh coi đây như một lời khích lệ cho việc mạnh dạn đưa những chủ đề thẳng và hiện thực tới giới trẻ.

Ông Phong cũng cho hay việc thí sinh lựa chọn quan điểm nào không quyết định tới điểm số, mà quan trọng là thí sinh biết cách phân tích, lập luận đưa ra những ví dụ xác đáng để bảo vệ quan điểm của mình. Điều chúng tôi đánh giá chính là tư duy của thí sinh được thể hiện qua bài viết luận.

Đề bài:
Trong kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã từng chia sẻ quan niệm của mình thông qua phát ngôn của nhân vật Kim Trọng về “chữ trinh”:
“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh”.

cho dù chính ông cũng từng khẳng định: “Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”

Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đổ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng như thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân.

Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải phải giữ trinh tiết trước khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người phụ nữ còn trinh hay không?

Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy cũng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ  sách báo và các quan sát của bạn trong cuộc sống. 

Theo Yến Anh (NLĐ)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm