Đương sự yêu cầu hủy quyết định cá biệt, tòa phải thụ lý?

Trong trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm đương sự mới đưa ra yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Thông tư liên tịch số 01/2014 của TANDTối cao - VKSNDTối cao - Bộ Tư pháp hướng dẫn như sau: “… tòa án xem xét thấy yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của đương sự không có cơ sở thì không chấp nhận yêu cầu của đương sự.Trường hợp có cơ sở thì tòa án căn cứ khoản 1 Điều 199 BLTTDS để hoãn phiên tòa và đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đã ban hành quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật đó tham gia tố tụng và giải quyết theo quy định pháp luật tố tụng dân sự”…

Dù đã có hướng dẫn như trên nhưng thực tiễn xét xử vẫn gặp bất cập. Cụ thể, yêu cầu của đương sự chưa được thụ lý, thẩm phán chưa nghiên cứu, xác minh quá trình ban hành quyết định cá biệt thì tại phiên tòa làm sao có thể nhận thấy ngay quyết định cá biệt đó có “rõ ràng trái pháp luật” hay không để hoãn hay tiếp tục xử? Như vậy, quyết định bác yêu cầu của đương sự, tiếp tục xét xử vụ kiện dân sự hay hoãn phiên tòa của HĐXX sẽ nặng về cảm tính, dễ dẫn đến tùy tiện.

Do đó, tôi đề nghị dự thảo BLTTDS (sửa đổi) cần bỏ cụm từ “rõ ràng” ở Điều 32a, thay vào đó chỉ cần quy định đương sự được quyền yêu cầu hủy quyết định cá biệt khi thấy quyết định đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi đương sự có đơn yêu cầu hủy quyết định cá biệt thì tòa phải thụ lý, giải quyết. Trường hợp đương sự yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm thì HĐXX phải hoãn xử để tòa thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung...

Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.