Gần 150 nghệ nhân, tài tử tham gia Liên hoan đờn ca tài tử tỉnh Long An

(PLO)- Gần 150 nghệ nhân, tài tử sẽ tham gia Liên hoan đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ 27 sau hai năm bị gián đoạn vì dịch COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 6-2, tại Đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An mở rộng năm 2023.

Đây là hoạt động truyền thống hằng năm và được duy trì trong suốt 27 năm nhằm tưởng nhớ nhạc sư Nguyễn Quang Đại - một nhạc quan của triều đình Huế đến Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX.

Gần 150 nghệ nhân, tài tử tham gia Liên hoan đờn ca tài tử tỉnh Long An ảnh 1
Đơn vị tỉnh Long An khai mạc cho đêm biểu diễn. Ảnh: HUỲNH DU

Sau hai năm gián đoạn vì dịch COVID-19, năm nay, Liên hoan được tổ chức lại và nhận được sự quan tâm của các ban tài tử trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là dịp để các ban đờn ca tài tử, nghệ nhân tài tử đờn, tài tử ca giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, góp phần gìn giữ và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử.

Liên hoan diễn ra trong 2 đêm 6 và 7-2 ( nhằm ngày 16 và 17 tháng giêng âm lịch) với sự tham gia của 12 ban đờn ca tài tử trong và ngoài tỉnh. Với gần 150 nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca về tham dự.

Ông Lê Anh Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc Liên hoan. Ảnh: HUỲNH DU

Ông Lê Anh Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc Liên hoan. Ảnh: HUỲNH DU

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An, cho biết liên hoan năm nay diễn ra trong bối cảnh Long An đang tiếp tục triển khai thực hiện cam kết với UNESCO sau khi Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Liên hoan nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; những nội dung của Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt là Nghị quyết thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 của Đảng bộ tỉnh, nên càng thêm ý nghĩa thiết thực.

Ban tổ chức tặng hoa và cờ cho các ban đờn ca tài tử tham gia liên hoan. Ảnh: HUỲNH DU
Ban tổ chức tặng hoa và cờ cho các ban đờn ca tài tử tham gia liên hoan. Ảnh: HUỲNH DU

Long An là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam Bộ với sự có mặt của nghệ nhân nhạc sư Nguyễn Quang Đại - một nhạc quan của triều đình Huế. Ông đến vùng đất này vào những năm cuối thế kỷ XIX, đào tạo nên nhiều thế hệ tài năng của nhạc tài tử Nam Bộ, góp phần làm cho loại hình nghệ thuật ngày càng có thêm sức sống, lan tỏa, trở thành di sản chung của dân tộc.

Từ năm 1996, Long An đưa linh vị Đức nghệ nhân nhạc sư Nguyễn Quang Đại về thờ tại Đình Vạn Phước và tổ chức lễ húy kỵ ông (ngày 19 tháng Giêng Âm lịch) cũng vào dịp cúng lễ Kỳ Yên.

Đại diện gia đình nghệ nhân Trần Phong Sắc và nghệ nhân Lê Văn Tiếng nhận quyết định truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Ảnh: HUỲNH DU
Đại diện gia đình nghệ nhân Trần Phong Sắc và nghệ nhân Lê Văn Tiếng nhận quyết định truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Ảnh: HUỲNH DU

Nhân lễ khai mạc Liên hoan, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng công bố quyết định truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam cho 2 nghệ nhân Trần Phong Sắc và Lê Văn Tiếng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

'Nhanh như chớp nhí' mùa 5 quay lại sau 2 năm vắng bóng

'Nhanh như chớp nhí' mùa 5 quay lại sau 2 năm vắng bóng

(PLO)- Ngay sau thông báo về đợt casting, Nhanh như chớp nhí mùa 5 đã nhận được sự chờ đón nồng nhiệt từ quý khán giả, đặc biệt là từ các bậc phụ huynh có con nhỏ trong lứa tuổi tham gia chương trình.