Gia đình cựu bí thư thị xã Bến Cát kêu oan trước giờ tòa xử

Theo đơn cầu cứu, luật sư và vợ bị cáo Khanh cho rằng vợ chồng bị cáo Khanh mua đất thông qua môi giới thì đây là giao dịch dân sự. Dường như cơ quan tố tụng Bình Dương đang hình sự hóa quan hệ dân sự trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Đơn kêu cứu của vợ cựu bí thư thị xã Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh.

Bên cạnh đó, bị cáo Nguyễn Hồng Khanh bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí nhưng trong kết luận điều tra và cáo trạng không có bất cứ câu chữ nào chứng minh đây là tài sản nhà nước.

Còn một câu hỏi lớn được đặt ra trong đơn cầu cứu là tại sao ngày 16-10-2016, ông Nguyễn Hiệp Hòa (49 tuổi, ngụ tại xã An Tây, thị xã Bến Cát, Bình Dương), là con của bà Hồ Thị Hiệp, lại làm đơn tố cáo ông Nguyễn Hồng Khanh. Vì trong suốt thời gian từ năm 2012 đến 2015, việc thực hiện giao dịch chuyển nhượng đất, ông Hòa đều chứng kiến nhưng không có ý kiến gì. Chỉ đến khi bà Hiệp chết vào năm 11-8-2016 thì ông Hiệp mới làm đơn tố cáo...

Khu đất cựu bí thư thị xã Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh mua lại của Công ty An Tây.

Như PLOđã đưa tin, ngày mai (4-11), TAND tỉnh Bình Dương sẽ đưa ra xét xử bị cáo Nguyễn Hồng Khanh (cựu bí thư thị xã Bến Cát, Bình Dương) cùng sáu bị cáo khác vì liên quan đến các sai phạm về đất đai. Phiên tòa dự kiến kéo dài tới ngày 7-11.

Theo đó, ba bị cáo Nguyễn Hồng Khanh, Nguyễn Huy Hùng (cựu giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV - Chi nhánh Tây Sài Gòn) và Nguyễn Quang Lộc (cựu phó trưởng phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp) bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Bốn bị cáo còn lại gồm: Lê Hoài Linh (cựu giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Bến Cát), Nguyễn Thành Luân (cựu cán bộ đo vẽ Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Bến Cát), Nguyễn Minh Tâm (cựu phó chủ tịch UBND xã An Tây, thị xã Bến Cát) và Đặng Văn Thọ (cựu cán bộ địa chính UBND xã An Tây) bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Riêng bà Hồ Thị Hiệp đã qua đời vào năm 2016 nên cơ quan tố tụng không truy cứu trách nhiệm.

Theo cáo trạng, từ năm 2005 đến 2008, bà Hồ Thị Hiệp (giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu thương mại An Tây, gọi tắt là Công ty An Tây) vay của BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn hơn 72 tỉ đồng. Tài sản thế chấp khi vay gồm hơn 20 ha đất, nhà xưởng và máy móc, định giá tài sản gần 81 tỉ đồng.

Đến năm 2008, Công ty An Tây không có khả năng trả nợ nên BIDV đã đưa khoản vay này vào danh mục nợ xấu, sau đó phải bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Phương thức xử lý tài sản thế chấp được Ngân hàng BIDV giao cho bà Hiệp tự bán, dưới sự giám sát và đồng ý của phía ngân hàng.

Thông qua môi giới, bị cáo Khanh móc nối với Hùng, Lộc và Hiệp đã mua toàn bộ tài sản thế chấp với giá gần 46 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ thu hồi được hơn 10 tỉ đồng, thiệt hại gần 36 tỉ đồng.

Ngoài ra, bị cáo Hùng, Lộc còn lỏng lẻo trong quản lý tài sản thế chấp để sót diện tích 1.689 mđất trị giá hơn 748 triệu đồng của bà Nguyễn Hiệp Hảo thế chấp cho BIDV Tây Sài Gòn để cho bị cáo Khanh quản lý, sử dụng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm