Gia Lai - vùng kinh tế động lực của Tây Nguyên đã mở

(PLO)- Tỉnh Gia Lai đưa ra nhiều giải pháp để trở thành vùng động lực khu vực Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Với vị thế là cửa ngõ của khu vực, Gia Lai không chỉ là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ thương mại trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, mà còn là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Tây Nguyên với các tỉnh khu vực miền Trung và Đông Nam bộ”. Ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với các nhà đầu tư trong dịp kỷ niệm 90 năm thành lập tỉnh.

Chính quyền tỉnh Gia Lai đang giới thiệu mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Mang Yang tới các nhà đầu tư. Ảnh: LK

Chính quyền tỉnh Gia Lai đang giới thiệu mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Mang Yang tới các nhà đầu tư. Ảnh: LK

Mở cửa chào đón đầu tư vào ba lĩnh vực

Theo ông Võ Ngọc Thành, Gia Lai có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển công nghiệp - thương mại, nhất là công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo. Hiện nay tỉnh quy hoạch 21 cụm công nghiệp, trong đó có 12 cụm công nghiệp đã được thành lập. Với nguồn nguyên liệu nông sản phong phú, ổn định như cà phê, cao su, mía, sắn, chè... đã tạo tiền đề cho các nhà đầu tư quan tâm, gắn kết lâu dài với tỉnh Gia Lai.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch là ba lĩnh vực thế mạnh đang được Gia Lai chào đón các nhà đầu tư.

“Những điều kiện thuận lợi này đang được Gia Lai phát huy hiệu quả, mở ra “cánh cửa” mới chào đón các nhà đầu tư tiềm năng vào ba lĩnh vực thế mạnh. Đó là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch” - ông Thành nói.

Cũng theo người đứng đầu chính quyền tỉnh Gia Lai, đây cũng chính là ba lĩnh vực trụ cột được tỉnh đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hướng tới “Xây dựng, phát triển tỉnh Gia Lai trở thành trung tâm khu vực tiểu vùng Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại”.

Tìm giải pháp đột phá

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ mang tính chiến lược, lâu dài, là giải pháp đột phá thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững.

Ông LƯU TRUNG NGHĨA, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai

Để Gia Lai thành vùng động lực của Tây Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết để tỉnh trở thành vùng động lực của Tây Nguyên thì phải tập trung vào tăng cường hạ tầng kết nối. Cụ thể, kết nối giữa trung tâm đô thị xanh, vì sức khỏe với việc hình thành mạng lưới các đô thị trên địa bàn tỉnh. Kết nối kinh tế xuyên biên giới thông qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với vùng duyên hải Trung bộ và Đông Nam bộ. Kết nối du lịch khu vực tam giác phát triển. Kết nối tiểu vùng sông Mekong trong vấn đề bảo vệ an ninh nguồn nước và kết nối các hành lang đa dạng sinh học...

Tỉnh cũng xây dựng, phát triển các trung tâm chất lượng cao để đảm trách vai trò hỗ trợ cho các hoạt động kết nối, hội nhập của vùng với khu vực và quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng điểm, thế mạnh của vùng. Có cơ chế liên kết, hợp tác, kết nối các hoạt động kinh tế giữa các địa phương trong tiểu vùng, các địa phương liền kề, đặc biệt là việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh có quy mô và định vị thương hiệu Gia Lai.

“Với vai trò là trung tâm của tiểu vùng, Gia Lai phải là nơi tiên phong trong các hoạt động của vùng” - ông Thành nhấn mạnh và cam kết tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, giải pháp hỗ trợ để thu hút đầu tư.

Hai lĩnh vực đón nhiều vốn đầu tư

TS Trương Hồng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, nhận định Gia Lai có nhiều lợi thế mà các tỉnh khác không có được. Đó là lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và vị trí địa lý.

“Gia Lai cần cụ thể hóa những thế mạnh của tỉnh là gì, giải pháp ra sao để thu hút đầu tư. Trong đó, vấn đề cốt lõi vẫn là cơ chế, chính sách thu hút, thủ tục hành chính” - TS Trương Hồng nói.

Một trong những lĩnh vực đón nhiều vốn đầu tư lớn tại Gia Lai là về năng lượng. Hiện tỉnh có 16 dự án điện gió. Ảnh: LÊ KIẾN

Một trong những lĩnh vực đón nhiều vốn đầu tư lớn tại Gia Lai là về năng lượng. Hiện tỉnh có 16 dự án điện gió. Ảnh: LÊ KIẾN

Theo ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Gia Lai, mục tiêu của tỉnh là trở thành trung tâm chuyên sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao. Trước mắt, tỉnh tập trung thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô khoảng 1.500 ha, các dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao quy mô khoảng 500 ha trở lên. Đồng thời hình thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch.

Gia Lai đang đón nhận nhiều dấu hiệu tích cực trong thu hút đầu tư nhờ sự thay đổi, nhiều cách tiếp cận mới. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh thu hút 515 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 832.925 tỉ đồng, tăng gấp năm lần số dự án, tăng 36 lần về vốn so với giai đoạn trước.

Năm 2021, dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng tổng vốn đầu tư vào tỉnh đạt hơn 70.000 tỉ đồng. Trong đó, hai lĩnh vực đón nhiều vốn đầu tư lớn là năng lượng và nông nghiệp. Gia Lai có 50 dự án thủy điện, hai dự án điện mặt trời, hai dự án điện sinh khối, 16 dự án điện gió. Cùng với đó, tỉnh có 18 khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 3.489 ha. Toàn tỉnh hiện có 182 dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với tổng mức đầu tư trên 29.000 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm