Giá xăng tăng có thể gây áp lực lạm phát

(PLO)- Dưới áp lực của giá xăng và thực phẩm, lạm phát có khả năng tăng dần trong thời gian tới.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong báo cáo mới phát hành, Công ty chứng khoán Bảo Việt dẫn số liệu từ cơ quan chức năng cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 5-2022 đã tăng 2,86% so với cùng kỳ và tăng 0,38% so với tháng 4-2022.

So với cùng kỳ thì đây là mức tăng mạnh nhất của chỉ số CPI kể từ tháng 5-2021. Trung bình 5 tháng đầu năm, chỉ số CPI đã tăng 2,25% so với cùng kỳ. Giá xăng dầu và giá thực phẩm là nguyên nhân khiến chỉ số CPI tăng mạnh.

Nếu giá xăng dầu và giá thực phẩm tiếp tục duy trì ở mức cao, có thể sẽ có ảnh hưởng tới việc giữ mức lạm phát mục tiêu 4% của Chính phủ.

Còn theo Công ty chứng khoán SSI, mặc dù áp lực từ giá hàng hóa lên CPI nhưng nhìn chung chỉ số CPI vẫn duy trì trong tầm kiểm soát.

Nhóm chi phí liên quan đến vận tải đóng góp nhiều nhất vào chỉ số CPI. Tuy nhiên, giá thịt heo đi ngang và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ đã hỗ trợ cho chỉ số CPI ổn định trong thời gian qua. Nhờ vậy, lạm phát trung bình 5 tháng đầu năm đạt 2,25%.

Tốc độ tăng chỉ số CPI ở Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát so với các quốc gia khác, một phần nhờ việc chủ động được nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước.

Dù vậy, áp lực lạm phát sẽ ngày càng tăng dần trong các quý tiếp theo, với việc CPI có thể tăng vượt mức mục tiêu 4% của Chính phủ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm