Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng mèo có thể phân biệt giọng nói của chủ nhân với những người khác, nghĩa là chúng hoàn toàn có thể chú ý lắng nghe nếu người nuôi thử bắt chuyện.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo đã thực hiện một thí nghiệm kiểm tra trên những con mèo trong gia đình của họ. Chúng được nghe bản thu âm giọng nói của những người xa lạ và những thành viên trong gia đình.
Những con mèo phản ứng với tiếng nói bằng cách di chuyển đầu hoặc tai về phía gần người đã nói chuyện với chúng. Khi mèo phát hiện ra một giọng nói quen thuộc, đồng tử của chúng bắt đầu co giãn. Theo kênh Discovery, đó là tín hiệu của sự phấn khích.
Những phản ứng này có thể trở nên mạnh mẽ hơn khi con mèo nghe thấy tiếng nói của người chủ thân thiết nhất, hoặc khi chúng ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với những giọng nói lạ.
Mèo có thể phân biệt giọng nói của chủ nhân với những người khác, nghĩa là chúng hoàn toàn có thể chú ý lắng nghe nếu người nuôi thử bắt chuyện
Mèo phản ứng với tiếng nói bằng cách di chuyển đầu hoặc tai về phía gần người đã nói chuyện với chúng
Đồng tác giả của công trình nghiên cứu này, Saito Atsuko, đã giải thích trên các trang web rằng loài chó được nuôi trong nhà thường thích thú với việc "làm theo hầu như tất cả những điều chủ nhân yêu cầu, nhưng mèo thì không. Vì vậy, đôi khi mèo mang lại cảm giác tách biệt, nhưng chúng có mối quan hệ thực sự gắn bó với chủ sở hữu."
Bà cũng nói thêm rằng loài mèo hiện đại, sau quá trình tiến hóa đã học cách không thể hiện cảm xúc của bản thân để tồn tại.
Ví dụ như bệnh tật, loài mèo luôn có xu hướng che giấu bởi vì "trong tự nhiên, không ai có thể giải cứu chúng và sự yếu ớt lộ ra sẽ thu hút sự chú ý của những loài động vật săn mồi," bà cho biết.
Một ngày nào đó, con người có thể nói chuyện với vật nuôi bằng cách sử dụng các công cụ giao tiếp có kích cỡ như điện thoại di động
Các nhà nghiên cứu cũng nói thêm rằng: sau 10.000 năm được con người thuần hóa và nuôi dưỡng, loài mèo đã có được khả năng giao tiếp với chúng ta, và nói chung, chúng ta dường như cũng có thể hiểu được chúng.
Nghiên cứu này đã được công bố trên Animal Cognition, chỉ vài tuần sau khi một chuyên gia về hành vi động vật tuyên bố: một ngày nào đó, con người có thể nói chuyện với vật nuôi bằng cách sử dụng các công cụ giao tiếp có kích cỡ như điện thoại di động.
Giáo sư Con Slobodchikoff, Đại học Northern Arizona, đang phát triển một công nghệ có thể phiên dịch ngôn ngữ của loài chó chăn gia súc trên đồng cỏ, và cho biết công nghệ này còn có thể mở rộng thêm để ứng dụng trên các động vật khác. Ông cũng tin rằng, một ngày nào đó, công nghệ này có thể cho phép con người nói chuyện trở lại với vật nuôi và tham gia vào cuộc trò chuyện của chúng.
Đến thời điểm ấy, khi một con chó nói: "Gâu gâu", các thiết bị phân tích sẽ cho bạn biết: nó muốn ăn thịt gà tối nay.
Khi con mèo nói "meo meo", bạn sẽ hiểu: gần đây bạn chưa làm sạch hộp đi vệ sinh cho chúng. Và tiếng "grừ grừ" nhẹ nhàng của chúng, sẽ là biểu hiện của tình yêu và hạnh phúc.