Giải pháp đẩy mạnh thanh khoản nhà đất 2023

(PLO)- Một số giải pháp các nước đã áp dụng thành công, Việt Nam có thể tham khảo và lựa chọn phương án phù hợp với mình.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một vấn đề lớn hiện nay khiến thị trường bất động sản (BĐS) “đứng hình” là thanh khoản kém, giao dịch sụt giảm đáng kể. Thị trường rơi vào trạng thái… nằm chờ ở cả phía chủ đầu tư, nhà đầu tư và người mua nhà. Các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường vận động sôi nổi hơn trong năm nay.

Các chuyên gia đánh giá năm 2023 sẽ không có sự gia tăng đột biến về nguồn cung bất động sản. Ảnh minh họa: QUANG HUY
Các chuyên gia đánh giá năm 2023 sẽ không có sự gia tăng đột biến về nguồn cung bất động sản. Ảnh minh họa: QUANG HUY

Tái sinh đô thị

Ông LEE JONG HYEOK, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hàn Quốc:

Từ thời Tổng thống Roh Moo-hyun (nhiệm kỳ 2003-2008), Hàn Quốc bắt đầu áp dụng nhiều chính sách đô thị như ưu tiên xây dựng các khu đô thị mới, đồng thời thực hiện tái sử dụng, hoàn thiện lại các khu đô thị cũ…

Đến thời Tổng thống Lee Myung-bak (nhiệm kỳ 2008-2013), chính phủ đẩy mạnh cung cấp nhà ở các khu vực trung tâm. Lúc này, Hàn Quốc xuất hiện nhiều vấn đề về môi trường và di dân, dân số không ổn định nên chính phủ bắt đầu đưa ra luật đặc biệt về tái sử dụng các đô thị.

Ông LEE JONG HYEOK

Ông LEE JONG HYEOK

Đến thời Tổng thống Park Geun-hye (nhiệm kỳ 2013-2017), chú trọng tái sinh các đô thị, chủ yếu chỉ chọn đô thị quy mô lớn để tái sinh. Đến thời Tổng thống Moon Jae-in (nhiệm kỳ 2017-2022) thì vẫn tiếp tục thực hiện tái sinh đô thị nhưng lựa chọn các đô thị quy mô nhỏ hơn. Chỉ tiêu mỗi năm có 100 đô thị nhỏ được tái sinh, như vậy trong năm năm đã có 500 khu vực được tái sinh.

Trong thời điểm Hàn Quốc bị giảm nguồn nhân lực thì việc xây các đô thị mới không hiệu quả bằng tái sinh các đô thị cũ để thu hút người lao động quay lại địa phương của mình làm việc. Ví dụ có những ngành công nghiệp cho người già, thanh niên khởi nghiệp ngay tại chính đô thị được tái sinh ở địa phương nhỏ thay vì tất cả đều tập trung đến TP lớn.

Về giải pháp minh bạch thị trường, hiện nay Hàn Quốc đã công khai tất cả chỉ số liên quan đến vấn đề này như dân số, các nguồn BĐS ở từng khu vực để người dân và doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp, dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp. Nhờ vào nguồn dữ liệu minh bạch này, nhiều công ty BĐS Hàn Quốc đã có các chính sách phù hợp và vượt qua khó khăn.

Hiệp hội BĐS Hàn Quốc hiện có 113.000 thành viên, tất cả đều có giấy phép của chính phủ mới được hoạt động trong lĩnh vực BĐS.

Hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà để ở

Ông LÊ HOÀNG CHÂU, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA):

Hiệp hội đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý.

Theo HoREA, trong các năm qua hầu hết người mua nhà ở xã hội phải vay với lãi suất thương mại 9%-10%/năm. Lãi suất này quá cao so với người có thu nhập thấp, là rào cản chính sách, mục tiêu tốt đẹp của Chính phủ về mục đích của nhà ở xã hội.

Ông LÊ HOÀNG CHÂU

Ông LÊ HOÀNG CHÂU

Về giải pháp dài hạn, cần bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ, chống lợi ích nhóm, tiêu cực ngay trong quá trình xây dựng dự án sửa đổi các luật để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất. Đồng thời, hiệp hội kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án BĐS khi dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có hai giải pháp ngắn hạn. Một là đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành hai nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực đất đai của Bộ TN&MT và quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng để tháo gỡ ngay một số vướng mắc. Hai là đề nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương bơm nguồn vốn tín dụng bổ sung vào nền kinh tế đúng đối tượng.

Thành lập công ty bảo hiểm bảo lãnh trái phiếu do Chính phủ hỗ trợ

Ông DON LAM, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital:

Thị trường tài chính và BĐS Việt Nam đang chứng kiến sự biến động mạnh với nhiều lo ngại. Chỉ khi giải quyết được vấn đề thanh khoản cho doanh nghiệp BĐS thì mới ổn định được thị trường chứng khoán.

Giải pháp là phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp thông qua một số hình thức bảo lãnh một phần trái phiếu của doanh nghiệp BĐS. Về dài hạn, Việt Nam cần nâng cao năng lực của tổ chức xếp hạng tín nhiệm và yêu cầu tất cả trái phiếu phải được xếp hạng tín nhiệm.

Ông DON LAM
Ông DON LAM

Việt Nam cũng nên xem xét thành lập công ty bảo hiểm bảo lãnh trái phiếu do Chính phủ hỗ trợ, tương tự như ở Malaysia nhằm tăng cường quy định bảo vệ nhà đầu tư. Đồng thời, điều chỉnh khuôn khổ pháp lý đối với tổ chức ủy thác trái phiếu và yêu cầu bên ủy thác tham gia bảo đảm doanh nghiệp phát hành trái phiếu tuân thủ giao ước.

Bơm vốn có kiểm soát

Ông Nguyễn Cao Trí

Ông Nguyễn Cao Trí

Theo ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư địa ốc Bến Thành, để khơi thông thanh khoản BĐS trong năm 2023 cần nhiều giải pháp. Theo đó, cần mở rộng room tín dụng cho lĩnh vực BĐS ở mức hợp lý nhưng phải ban hành các tiêu chí cho vay đối với các loại BĐS khác nhau. Đồng thời rà soát, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao. Mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát bảo đảm đúng mục đích.

Cần thông điệp tạo lòng tin cho thị trường

Thanh khoản thị trường BĐS kém một phần do tâm lý lo ngại từ nhà đầu tư, người mua nhà lẫn doanh nghiệp. Ngoài ra, chính cơ quan nhà nước cũng chịu sức ép vì tâm lý lo ngại làm sai, sợ trách nhiệm. Vì vậy, để phục hồi thị trường thì bên cạnh các giải pháp tháo gỡ về tín dụng, thủ tục vẫn cần Chính phủ có những thông điệp, tuyên ngôn nhằm ổn định tâm lý của người dân.

Ông NGUYỄN XUÂN QUANG, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nam Long

Ông NGUYỄN XUÂN QUANG

Ông NGUYỄN XUÂN QUANG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm