Theo phản ánh của các hiệp hội ngành hàng như thủy sản, cà phê, lương thực, nhựa, rau quả…, giá thuê container hiện đã tăng đột biến gấp 10 lần so với thời điểm trước tháng 10-2020. Nguyên nhân do thiếu vỏ container rỗng, trong khi số container tồn đọng tại các cảng lại lên đến hàng ngàn.
Thiếu container ngày càng căng thẳng
Lợi dụng nguồn cung container rỗng khan hiếm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hãng tàu đã tăng giá vô tội vạ chỉ trong một thời gian ngắn. Cuối năm 2020, mức thuê container chưa tới 1.000 USD/container 40 feet thì nay đã tăng vọt lên tới 8.000-10.000 USD.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết do thiếu container rỗng, không có tàu nên xuất khẩu của tập đoàn giảm. Thậm chí dù có đơn hàng nhưng một khối lượng sản phẩm vẫn phải nằm trong kho.
“Giá cước container loại 20 feet từ Việt Nam đi thị trường châu Âu đã tăng từ mức 1.200-1.500 USD lên 7.000-8.000 USD/container chỉ trong mấy tháng” - ông Quang dẫn chứng.
Chủ tịch HĐQT Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng cũng cho biết giá thuê container xuất đi EU, Úc tăng gấp 4-5 lần so với trước. Chính vì vậy, hiện nay các nhà xuất khẩu buộc phải cấp đông bảo quản hàng, chấp nhận lỗ.
Vị lãnh đạo Tập đoàn Vina T&T Group phân tích: Ngoài yếu tố do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước trên thế giới còn có nguyên nhân các nhà xuất khẩu Trung Quốc thiếu container và sẵn sàng trả mức giá cao hơn để xuất được hàng nên hút hết số lượng container. Như vậy, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác thiếu container, khó giảm giá thuê trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), các hãng tàu biển nước ngoài tăng cước vận chuyển lên 2-3 lần, thậm chí 6-7 lần ở một số chặng mà doanh nghiệp vẫn không book được tàu và container để xuất khẩu. Bên cạnh đó, các công ty cung cấp nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài cũng không thể đặt được tàu đưa nguyên liệu về Việt Nam để chế biến hàng xuất khẩu.
“Nhiều hãng tàu thông báo cắt dịch vụ trên một số chặng và chưa có kế hoạch cho năm 2021. Điều này càng làm gia tăng áp lực và gây nên sự hoang mang trong ngành vận tải biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho hoạt động thương mại của thế giới, trong đó có Việt Nam” - VASEP.
Việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gặp khó khăn do khủng hoảng thiếu vỏ container trầm trọng. Ảnh: QUANG HUY
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu Bộ Công thương, Bộ GTVT phối hợp với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để có biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu kiểm điểm và làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu, container.
Thanh lý hàng ngàn container tồn đọng
Nghịch lý là trong khi các nhà xuất khẩu thiếu hụt container rỗng thì tại các cảng biển lại đang tồn đọng đến hơn 3.000 container, chủ yếu là cảng Cát Lái và cảng Hải Phòng. Việc hàng ngàn container vô chủ tồn đọng khiến các cảng biển thiệt đơn thiệt kép khi phải cõng chi phí gửi container. Đặc biệt, tình trạng này còn làm giảm nguồn cung vỏ container cho các hãng tàu nhằm phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa.
Chính vì vậy, để có nguồn vỏ container phục vụ hàng xuất khẩu khi đang khủng hoảng thiếu container rỗng, Tổng cục Hải quan vừa cho biết tới đây có thể thanh lý hơn 3.000 container hàng đang bị lưu tại cảng quá hạn 90 ngày mà chủ hàng không đến nhận.
Trao đổi thêm với Pháp Luật TP.HCM về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, cho biết: Tại cảng Cát Lái có 1.527 container phế liệu tồn đọng từ năm 2018 đến nay.
Trong số đó, hơn 400 container sau khi giám định đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn tất thủ tục để đưa ra bán đấu giá. Nguồn tiền thu được sẽ sung quỹ ngân sách nhà nước theo quy định. Ngoài ra còn 1.099 container phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu đã thông báo yêu cầu hãng tàu tái xuất...
“Số lượng container tồn đọng được giải phóng sẽ giải quyết được phần nào tình trạng thiếu hụt container rỗng của các nhà xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, hải quan sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thông quan hàng hóa nhập khẩu nhanh chóng” - ông Long chia sẻ.
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), cho rằng bên cạnh việc giải quyết nhanh thủ tục để giải phóng nhanh các container tồn đọng thì cần tìm cách bình ổn giá thuê container.
“Chúng tôi kêu gọi các hãng tàu có hành động bình ổn giá, chủ hàng giải phóng container rỗng nhập nhanh. Đồng thời đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp xử lý số lượng container phế liệu, bỏ hàng... đang tồn đọng tại cảng để lấy container rỗng phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt, giải pháp dài hạn là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vỏ container tại Việt Nam” - ông Hiệp góp ý.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng việc giải phóng hàng ngàn container đang đắp chiếu quá lâu tại các cảng biển là cần thiết để hỗ trợ nhà xuất nhập khẩu. Theo đó, cơ quan chức năng có thể cho doanh nghiệp đấu thầu số container vô chủ này và trường hợp vướng quy định thì phải sửa đổi.
Việt Nam có rất ít công ty đóng mới, sửa chữa container
Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa gia tăng do hiện tượng tăng giá thuê tàu và container.
Bộ Công Thương đánh giá, trong bối cảnh sản xuất và xuất khẩu toàn cầu sụt giảm, việc Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu với tỉ lệ 5,5% trong năm 2020 là một điểm sáng tích cực. Tuy nhiên, việc tăng giá cước tàu biển, giá thuê container sẽ có tác động bất lợi, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
“Hàng hóa không chuyển đi được khiến khách hàng không thanh toán, doanh nghiệp Việt Nam không thu được tiền về để tiếp tục sản xuất. Với các doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng phương thức “bán C&F” hoặc “bán CIF”, việc phải chi trả tăng thêm từ vài trăm đến hàng ngàn USD cho mỗi container làm chi phí xuất khẩu gia tăng đột biến; các khoản chi này không được dự tính trước và mức tăng quá cao sẽ làm doanh nghiệp xuất khẩu thiệt hại, thua lỗ…” - Bộ Công Thương nhận định.
Bộ Công Thương cho rằng về nguyên nhân chủ quan, do năng lực tiếp nhận, quản lý container rỗng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn hạn chế, không có bãi tập kết container rỗng đủ lớn. Trong khi đó, Việt Nam có rất ít công ty kinh doanh đóng mới và sửa chữa container, đặc biệt là container chuyên dùng, do vậy phải phụ thuộc vào lượng container của các hãng tàu nước ngoài.
(PLO)- Chương trình giao lưu trực tuyến giúp người lao động tiếp cận chính sách BHXH, hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và ứng dụng công nghệ trong bảo hiểm xã hội hiện đại.
(PLO)- Tiệc tại nhà là tổ chức sự kiện tại không gian gia đình để đón tiếp khách mời trong không khí riêng tư, ấm cúng. Đặt nấu tiệc tại nhà, nấu đám cưới trọn gói giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vì giá dịch vụ hiện nay khá rẻ
(PLO)- Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết từ đêm 15-5 đến ngày 17-5, khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có mưa rào, giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
(PLO)- Đại biểu cho rằng cần có cơ chế hậu kiểm đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả, nếu không chủ trương chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm sẽ rất dễ trở thành kẽ hở để các “công ty ma” lợi dụng.
(PLO)- Từ chủ trương đúng đắn, quyết liệt của Trung ương về kinh tế tư nhân, đến sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cả hệ thống chính trị, sự đồng hành cả Quốc hội thì chắc chắn kinh tế tư nhân sẽ lột xác, sẽ đóng góp hiệu quả hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
(PLO)- Theo các chuyên gia phân tích, nhà đầu tư trên thị trường vàng thế giới hiện vẫn giữ tâm lý thận trọng khi căng thẳng địa chính trị toàn cầu tiếp diễn.
(PLO)- Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng phát triển kinh tế tư nhân là cần thiết, đúng đắn để tạo được cho Việt Nam có những tập đoàn lớn như Samsung, Lotte, Posco.
(PLO)- Phát triển điện mặt trời áp nhà tại khu công nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cũng đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai lại đang gặp một số trở ngại
(PLO)- Mục tiêu đến năm 2030, Cảng biển Sóc Trăng sẽ có tổng số sáu bến cảng, gồm từ 16-18 cầu cảng, trong đó bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 - 160.000 tấn.
(PLO)- Lực lượng chức năng sẽ tập trung đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng hóa không nguồn gốc, chứng từ, sản xuất kinh doanh hàng giả, đầu cơ, thao túng giá, tăng giá bất hợp lý
(PLO)- Lo lắng quy định thanh tra một lần trong năm có thể bỏ sót đối tượng vi phạm, các đại biểu đề xuất cần có cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra với các cơ quan khác có liên quan.
(PLO)- Theo Chi Cục Quản lý thị trường TP.HCM, hàng hóa được quảng cáo trên mạng có thể không giống với thực tế, đặc biệt là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng nhanh.
(PLO)- Để hiện thực hóa mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân đề ra, chuyên gia cho rằng, mỗi doanh nghiệp cần xác định được thế mạnh và mục tiêu của mình.
(PLO)- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP.HCM đang thay đổi mô hình hoạt động theo chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ AI trong quảng bá du lịch.
(PLO)- Tuần lễ Kết nối giao thương và không gian giới thiệu sản phẩm Việt Nam sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, qua đó sớm phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
(PLO)- Nghị quyết 68 đã được ban hành nhằm nâng tầm vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, hiện bao gồm hơn 940.000 doanh nghiệp đăng ký và khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể.
(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn WB hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả các chương trình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của kinh tế.
(PLO)- Cơ chế chính sách đặc biệt được chuẩn bị rất nhanh chóng nhằm thể chế hóa Nghị quyết 68 của Trung ương về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao được đề nghị đánh giá lại công tác triển khai để chấn chỉnh, kiểm soát quyền lực.