Hồ Xuân Trúc: 'Nếu không thể sống cho người, thì hãy nghĩ cho người!'

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Sơn làm vậy, Sơn nghĩ là đúng hả? Đừng bao giờ thay ai quyết định chuyện gì đúng sai! Cũng đừng bao giờ nghĩ việc mình làm là tốt nhất, không có tốt nhất, chỉ có thể là tốt hơn!” – Hồ Xuân Trúc vừa nói xong câu thoại do chính mình là tác giả kịch bản với bạn diễn nam bỗng dưng đứng khóc như mưa ngon lành.

Đạo diễn Ngọc Tưởng vừa sung sướng vừa bối rối:“Tốt, tốt, dừng, dừng…”, -Trúc vẫn đứng nhập tâm khóc như mưa. Lạ thật!

Nhân viên ngân hàng trở thành diễn viên kịch

Hồ Xuân Trúc: 'Nếu không thể sống cho người, thì hãy nghĩ cho người!' ảnh 1
Hồ Xuân Trúc vào vai Thị Bình (thứ hai từ phải) trong vở Lôi Vũ của thầy Việt Anh.

Cô gái xinh xắn quê tận Cà Mau không ngờ có ngày mình lại trở thành một diễn viên chuyên nghiệp của làng kịch, làng phim Sài Gòn vốn dễ chịu thu nhận mà luôn khắc nghiệt đào thải.

Chỉ hơn ba năm trước, Hồ Xuân Trúc còn là một nhân viên ngành ngân hàng thì bây giờ có nhiều lưng vốn trên màn ảnh, kịch nghệ.

“Chỉ mong sau này gặp lại, em sẽ phải hối hận vì đã từng từ bỏ anh, chúc anh tìm được người thương anh, hơn em” – Trúc lại giọt vắn giọt dài trong Người yêu không lý tưởng của loạt Tiểu phẩm Chuyện Tử Tế sắp sửa ra mắt công chúng của NSND Việt Anh.

Trúc đa sầu, đa cảm. Lại tự nhận sở trường của mình là thích đóng hài kịch. Chỉ có vài phân đoạn ngắn trong vở Cô 5 cậu 10 trên sân khấu kịch Hồng Vân diễn cảnh đi xin việc làm, Trúc hài hước tung tẩy làm khán giả cười suýt vỡ ruột.

Hồ Xuân Trúc thật lòng nói mình không biết mình chọn nghề, hay nghề chọn mình. Chỉ biết là sau hai lần nghỉ học lớp diễn viên, Trúc chấp chới rơi mê mải vào khoảng thời gian trầm lắng, vẫy vùng với mảng không gian vô định.

Mẹ của Trúc sợ con gái nhọc nhằn với nghề diễn, với đủ thứ gai góc của giới văn nghệ, mấy lần khuyên nhủ con trở lại với ngành tài chính ngân hàng đã tốt nghiệp cử nhân, rồi bất lực với cô bé bướng bỉnh. “Không thỏa sức với đam mê của mình, em chới với lắm!” – Trúc tâm sự.

Tốt nghiệp đại học Văn Lang hồi tháng 7-2017, Trúc tìm học lớp sân khấu của nghệ sĩ Hồng Vân ngay trong tháng.

Mẹ Trúc không cho đi học nghề diễn, bắt phải về Cà Mau đi làm kiếm tiền cho gần mẹ, gần em trai, cho an phận má hồng. Nghiệt nỗi mấy lần đi làm ngồi phòng lạnh suốt cả ngày, Trúc ê ẩm. Cô bé bướng bỉnh và năng động lại tìm đến sân khấu.

Trúc lên sàn diễn mới là Trúc

Nhớ lần đầu tiên bén duyên với sân khấu của Hồ Xuân Trúc là một vai diễn… trong cánh gà. Người trong nghề không xem nhắc tuồng là nhân vật. Trúc vẫn diễn, dù chỉ là đọc diễn cảm vui vẻ lời thoại cho các đàn anh, đàn chị của vở Nguyệt huyết dị thôn.

Hồ Xuân Trúc: 'Nếu không thể sống cho người, thì hãy nghĩ cho người!' ảnh 4

Mãi đến khi tốt nghiệp khóa 7 diễn viên, Trúc mới diễn vở kịch dài Bỉ Vỏ vai má mì Cẩm Xìn của động gái, thượng đội hạ đạp, vừa nịnh nọt, ngoa ngoắt, xắt xéo, vừa diễn tả nội tâm sợ hãi, hoang mang, hốt hoảng.

Là diễn viên trẻ mới ra trường, Hồ Xuân Trúc không ngại ngần hóa thân vào đủ thứ vai, từ nhỏ ít, nhỏ vừa đến vai lớn, miễn sao có đất dụng võ, bay bổng với nhân vật. Trúc thương nghề với chia sẻ đầy thơ mộng: “Không có vai diễn nhỏ, chỉ có diễn viên nghĩ rằng vai diễn nhỏ”.

Hồ Xuân Trúc: 'Nếu không thể sống cho người, thì hãy nghĩ cho người!' ảnh 5

Trúc hay khóc, hay cười, sống hồn nhiên như cây cỏ. Trúc cười thỏa mãn, độc lạ. Vậy mà chỉ thoáng nghe chuyện mủi lòng, cô gái Cà Mau rất mau nước mắt. Khóc không cần diễn.

Trúc đóng hèn mọn, hay sang trọng đều ngọt ngào. Xấu, đẹp cũng dễ. Như trong Nốt ruồi máu là một cô gái Lụa xấu xí quê mùa, quyết lột xác bằng phẫu thuật thẫm mỹ với cái tên mỹ miều Thanh Trúc, cứ như Trúc đẹp đẽ, quý phái không ngờ của một vai diễn chính kịch đa nhân cách.

Cô gái quê Cà Mau trong sáng.

Ngã rẽ lại là Trúc của Thảo Cỏ trùm giang hồ buôn bán ma túy, phá cách trong nét diễn của một cô gái đồng tính. Khi cần là diễn viên… múa, Trúc cũng miệt mài ở Xóm lũ.

Trúc hóa thân Thảo Cỏ trùm giang hồ buôn bán ma túy.

“Nếu không có điều kiện sống cho người, thì hãy nghĩ cho người!” - Hồ Xuân Trúc nằm lòng lời dặn dò của thầy – NSND Việt Anh mà Trúc hiếu nghĩa như người cha tinh thần của mình.

Trúc bước ra sáng sủa, đầy màu sắc và nước mắt trong vở kinh điển Lôi Vũ với vai Thị Bình ở một hoàn cảnh quy định u ám do chính tay thầy Việt Anh dàn dựng. Trúc cười thỏa thuê mỗi lần biến hóa lắt léo trong các hoạt cảnh Thả thính là dính, Bà U bá đạo, Tết nữa U là Trời, Bác ba Phi

Hồ Xuân Trúc: 'Nếu không thể sống cho người, thì hãy nghĩ cho người!' ảnh 8

Cuộc chơi của Trúc thật là thú vị!

Sống hết mình với nghiệp diễn

Hồ Xuân Trúc: 'Nếu không thể sống cho người, thì hãy nghĩ cho người!' ảnh 9

Hồ Xuân Trúc bộc bạch mình may mắn đến với nghề diễn như một cơ duyên, đến đã khó, nuôi dưỡng đam mê càng khó hơn giữa mảnh đất Sài Gòn vừa có hoa, vừa có lệ. Trúc gặp may mắn nữa trong “lò” đào tạo của nghệ sĩ Hồng Vân, học hỏi từ những bậc tiền bối lão luyện, như thầy NSND Việt Anh chủ nhiệm lớp nâng cao.

Gần cả năm trời ròng rã xa sân khấu do tác động nghiệt ngã của dịch COVID-19, Trúc không ngại ngùng làm bất cứ việc gì mưu sinh, từ tham gia hội nấu ăn cho bệnh nhân F0, bán hàng điện máy… chỉ sợ giẫm chân tại chỗ. Nhưng thêm một may mắn nữa, Trúc vừa đi.

Cô gái Cà Mau đồng hành với kênh Việt Anh Channel đã bấm máy những tiểu phẩm về chuyện và người tử tế, dưới sự đạo diễn khó tính của nghệ sĩ Ngọc Tưởng, chờ ngày lành tháng tốt ra mắt khán giả trên các nền tảng mạng xã hội. Hồ Xuân Trúc đã học, và đang đi đôi với hành. Thầy dạy gì, Trúc nhớ nhiều…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm