Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Cần Thơ lý giải về tỉ lệ giải ngân chưa được 10%

(PLO)- Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ: “Kinh phí bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường vành đai phía Tây chiếm tỉ trọng lớn trong số vốn được giao, từ nay đến cuối năm sẽ khả quan hơn”.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Liên quan đến vụ được giao hơn 1.660 tỉ, Sở GTVT Cần Thơ giải ngân chưa được 10%, ngày 12-7, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở này đã liên hệ với PLO lý giải, làm rõ nguyên nhân vì sao chậm.

Kiểm tra hồi tháng 5-2022, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ yêu cầu Sở GTVT TP phải khởi công dự án nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 923 trong tháng 6-2022, thế nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được vì vướng GPMB.

Theo ông Lê Tiến Dũng, trong tổng số vốn được giao trong năm 2022, vốn cho dự án đường vành đai phía Tây hơn 1.400 tỉ đồng. Hiện nay, dự án này vướng về giải phóng mặt bằng (GPMB) nên chưa thể triển khai, có đó, việc giải ngân vốn là vấn đề khó khăn. Còn đối với các dự án cầu Tây Đô, cầu Cờ Đỏ hiện tiến độ thi công đảm bảo theo kế hoạch đề ra, tiến độ giải ngân đạt trên dưới 40%.

Theo ông Lê Tiến Dũng, kinh phí bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường vành đai phía Tây chiếm tỉ trọng lớn trong số vốn được giao năm 2022.

Theo ông Lê Tiến Dũng, kinh phí bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường vành đai phía Tây chiếm tỉ trọng lớn trong số vốn được giao năm 2022.

“Thứ nhất là hiện dự án đường vành đai phía Tây đang thực hiện công tác GPMB, đo đạc, kiểm đếm. Cạnh đó, công tác thẩm định để triển khai thi công hiện Bộ Xây dựng đang xem xét. Từ các lý do đó nên Sở GTVT TP (chủ đầu tư) chưa thể triển khai đấu thầu chọn đơn vị thi công.

Trong khi đó, số vốn được giao gần như trọng điểm thuộc dự án này, nhưng chưa thực hiện công tác bồi thường, chưa thi công dẫn đến chưa thể giải ngân vốn được” - Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ lý giải.

Cũng theo Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, công tác GPMB đang được các địa phương tích cực triển khai thực hiện. Từ nay đến cuối năm, nếu hoàn thành công tác GPMB tỉ lệ giải ngân vốn sẽ tăng khả quan, vấn đề giải ngân đạt vào cuối năm là hoàn toàn có thể.

Như PLO đã thông tin, năm 2022, hai chủ đầu tư các công trình giao thông trọng điểm ở TP Cần Thơ là Sở GTVT TP và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQL ĐTXD) TP được giao hơn 2.500 tỉ đồng. Trong đó, Sở GTVT TP được giao hơn 1.660 tỉ đồng, còn BQL ĐTXD TP được giao hơn 855 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến thời cuối tháng 6-2022, tỉ lệ giải ngân của Sở GTVT TP chỉ đạt 9,6% và BQL ĐTXD TP đạt 19%.

Dự án đường vành đai phía Tây nối Quốc lộ 91 và Quốc lộ 61C, thuộc dự án nhóm A, do Sở GTVT TP Cần Thơ làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gần 830 tỉ đồng, chi phí xây dựng hơn 2.680 tỉ đồng.

Dự án được kỳ vọng khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tách toàn bộ phương tiện có tải trọng lớn lưu thông, hạn chế được tình trạng ùn tắc ở nội ô TP Cần Thơ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm