Giới thiệu sản phẩm đặc sản bản địa của 18 tỉnh thành tại TP.HCM

(PLO)- Trong chương trình, tất cả đặc sản bản địa từ tài nguyên bản địa được sản xuất theo công nghệ xanh, sạch, an toàn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 29-12, tại Hội trường Thống Nhất (quận 1) TP.HCM, Hội doanh nghiệp (DN) hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA), Công ty Cổ phần Vinamit khai mạc chương trình “Đặc sản bản địa-Làng nghề truyền thống”.

Video: Giới thiệu sản phẩm đặc sản bản địa của 18 tỉnh thành tại TP.HCM

Chương trình với sự tham gia gần 40 đơn vị gồm DN Hàng Việt Nam chất lượng cao, DN khởi nghiệp, Câu lạc bộ đặc sản vùng miền,địa phương đến từ 18 tỉnh, thành.

Bà Vũ Kim Anh, Trưởng ban tổ chức cho biết, nhiều sản phẩm bản địa từ khắp các vùng miền trên cả nước đã từng được giới thiệu đến người tiêu dùng TP.HCM.

san-pham-uu-dai-9555.jpg
Khách tham quan nghe chọn mua đặc sản bản địa khuyến mãi trong chương trình.

Đặc sản bản địa sản xuất theo công nghệ xanh, sạch, an toàn

Chương trình lần này, khách tham quan tìm hiểu mua sắm các sản phẩm đặc sản bản địa từ tài nguyên bản địa, sản phẩm OCOP, sản phẩm chỉ dẫn địa lý, sản phẩm nông thôn tiêu biểu của cả nước được sản xuất theo công nghệ xanh, sạch, an toàn.

Bên cạnh các ưu đãi hấp dẫn, ghi nhận cho thấy những sản phẩm hóa mỹ phẩm, thực phẩm chế biến từ nguyên liệu thiên nhiên bơ, quế, gừng như xà bông quế, phở sâm Tả Lủng thu hút được nhiều khách tham quan mua sắm.

san-pham-nguyen-lieu-2642.jpg
Du khách hào hứng tìm hiểu lựa chọn các sản phẩm làm từ quế.

Trong đó, một gian hàng cà phê vừa sôi động với hoạt động livestream vừa thu hút khách dùng thử với món Cà phê muối biển.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc Công ty cà phê Meet More cho biết, Cà phê muối biển vừa tung ra thị trường hai tuần nhưng không phải “bắt trend” mà được nghiên cứu từ hai năm trước.

Muối biển có lượng lớn khoáng chất như magiê, kali… tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều làng nghề muối biển nổi tiếng nhưng bà con diêm dân vẫn nhọc nhằn với giá muối thấp, có khi chỉ bán vài trăm đồng/kg.

“Do đó, việc đưa muối biển vào cà phê nhằm tăng giá trị nông sản Việt Nam cũng như góp phần cho làng nghề muối biển tiếp tục phát triển”- ông Luận nói.

san-pham-livestream-5599.jpg
Hoạt động livestream giới thiệu sản phẩm đặc sản được doanh nghiệp triển khai quảng bá tại chương trình

Trải nghiệm nét văn hóa của làng nghề truyền thống bắc bộ

Một không gian khác thu hút không kém khách tham quan là gian hàng của hợp tác xã dệt lụa đũi, một đặc sản bản địa đặc sắc của tỉnh Thái Bình.

Nhiều người bày tỏ thích thú khi chứng kiến quy trình dệt lụa với các nguyên liệu từ những con tằm ăn dâu đang bò nhúc nhích, những cuộn kén vàng, trắng óng ánh cùng các nghệ nhân đang quay tơ, kéo đũi.

Song song đó là những sản phẩm hoàn chỉnh được bày bán như khăn mặt tơ tằm, áo dài, áo kiểu với chất liệu 100% tơ tằm. Sản phẩm hoàn toàn thủ công như vậy đặc biệt thu hút người dùng. Trong chương trình, có khách hàng chi tiền mua những chiếc áo kiểu, áo dài lụa với giá 2.000.000-3.500.000 đồng/cái.

Bà Lương Thanh Hạnh, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) lụa đũi Nam Cao tỉnh Thái Bình cho biết, tại đây hợp tác xã giới thiệu đến du khách một phần quy trình sản xuất. Bắt đầu với con tằm ăn lá dâu, xong đóng kén. Tiếp đến là vùi kén trong vòng 3-5 tiếng đồng hồ, sau đó đũi được kéo sợi bằng tay trong nước lạnh.

“Đây là công đoạn quan trọng nhất. Do làm thủ công bằng tay nên một người làm ra 70-100 gam đũi/ngày, rất ít. Vì vậy, giá trị thật của lụa truyền thống không chỉ bảo vệ môi trường mà ở sự kỳ công của nghệ nhân làm ra nó, đồng thời giúp bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống”- bà Hạnh nói.

san-pham-lua-7062.jpg
Áo lụa tơ tằm có giá 2 triệu đồng.

Theo bà Hạnh, lần đầu tiên tham gia chương trình đặc sản làng nghề, nhất là tại Dinh Thống Nhất. Đây là một điểm du lịch có nhiều khách quốc tế, HTX mong muốn quảng bá làng nghề truyền thống đũi Nam Cao tỉnh Thái Bình cũng như muốn lan tỏa lụa Việt Nam. Để từ đó, người tiêu dùng Việt càng yêu những sản phẩm thủ công của Việt Nam hơn.

Một số hình ảnh khác:

đặc sản bản địa
Đũi kéo trong nước lạnh là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình dệt lụa.
san-pham-dac-san-lang-nghe-8707.jpg
Khách tham quan trải nghiệm làm tò he.
san-pham-banh-dan-gian-9790.jpg
Không gian thưởng thức bánh dân gian Nam Bộ.
san-pham-ca-phe-7088.jpg
Du khách tham quan thưởng thức cà phê quảng bá tại chương trình.

Đến sự kiện, người tiêu dùng được hướng dẫn tham gia trải nghiệm làm các sản phẩm thủ công như nặn tò he, chế biến các món ăn vùng miền như chè, bánh dân gian. Chương trình kết thúc ngày 31-12.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm