Mang làng nghề sản xuất túi xách, chậu hoa... từ mo cau đến TP.HCM

(PLO)-Chương trình 'Tinh hoa làng nghề 'nhằm hỗ trợ quảng bá, tìm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề, đặc sản địa phương

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Video: Mang làng nghề sản xuất túi xách, chậu hoa... từ mo cau đến TP.HCM

Ngày 21-12 Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Sở Công thương TP.HCM, Sở Công thương các tỉnh thành sở khai mạc chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2023”.

Đại diện ban tổ chức cho biết, chương trình nhằm hỗ trợ quảng bá, tìm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề, đặc sản các địa phương đến người dân thành phố và khách du lịch; kết hợp giới thiệu các hoạt động văn hóa đặc trưng, được công nhận là di sản văn hóa của các vùng miền.

Mang làng nghề sản xuất túi xách, chậu hoa... từ mo cau đến TP.HCM
Khách tham quan trải nghiệm cách đánh đàn Tơ Rưng ẢNH: TÚ UYÊN

Sự kiện quy tụ gần 200 doanh nghiệp (DN) tiêu biểu mang đến các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) từ các vùng miền của Việt Nam.

Điểm mới của chương trình năm nay khách tham quan sẽ khám phá, tìm hiểu về lịch sử, những câu chuyện thú vị xung quanh những sản phẩm từ các làng nghề truyền thống nổi tiếng của TP.HCM ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ...

lang-nghe-se-nhang-1965.jpg
Làng nghề se nhang huyện Bình Chánh được quảng bá tại chương trình. ẢNH: TÚ UYÊN

Một số làng nghề truyền thống đặc sắc của các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Trung Bộ…Đặc biệt khách tham quan có thể trực tiếp tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Chị SEO, đại diện Hợp tác xã (HTX) Dệt thổ cẩm Glar huyện Đắk Đoa tỉnh Gia Lai (thành lập 2006) cho biết, đây là nghề ông cha truyền lại cho từ nhỏ. Các chị rất vui khi được tham gia chương trình để quảng bá sản phẩm, làng nghề truyền thống của dân tộc Ba Na đến với TP.HCM cũng như cả nước.

Theo chị SEO, trước đây vải thổ cẩm chỉ dùng trong cộng đồng nhưng hiện nay sản phẩm đã được sử dụng phổ biến.

“Nhiều khách tham quan thích thú khi chứng kiến cách chúng tôi dệt ra những tấm vải thổ cẩm, họ tò mò về thời gian dệt ra một khúc vải, giá cả. Đặc biệt, có hai đơn vị ở miền tây đặt hàng để chúng tôi dệt với hoa văn theo yêu cầu may áo dài”-chị SEO kể.

lang-nghe-tinh-gia-lai-5604.jpg
Thành viên hợp tác xã dệt thổ cẩm Glar đang ngồi dệt vải quảng bá đến khách tham quan. ẢNH: TÚ UYÊN

Bà Võ Thị Thôi, Giám đốc HTX Cau xanh Đất Quảng (tỉnh Quảng Nam) cho biết, nhằm nâng cao giá trị cây cau của địa phương, HTX chọn mo cau sản xuất ra các sản phẩm như túi xách, mũ nón, khay hoa, chậu hoa, đế ly...

Theo bà Thôi, mo cau được thu mua từ tháng 3 đến tháng 8. Cây cau mỗi năm rụng được bốn tàu và phải thu mua khi vừa rụng để đảm bảo mo cau có màu trắng sáng, không bị mốc, sau đó đem phơi thật khô.

lang-nghe-mo-cau-5019.jpg
Khách tham quan thích thú với các sản phẩm được làm từ mo cau. ẢNH: TÚ UYÊN

“Ban đầu mo cau khô được đem ngâm nước cho mềm, tiếp đến là xé sợi rồi đem phơi khô và đan thành sản phẩm. Sau đó sản phẩm được đem vào phòng sấy lại cho khô rồi tiếp tục cho qua một lớp keo sinh học AB. Cuối cùng sấy khô lại 1 lần nữa để sản phẩm không bị mốc.

"Hiện nay sản phẩm thủ công từ mo cau được bán ở trong nước, chưa xuất khẩu. Cũng có các DN xuất khẩu từ TP.HCM đến thăm HTX, xem vùng nguyên liệu và muốn đặt hàng, nhưng do chưa đủ năng lực đáp ứng số lượng (nguồn nhân công) nên chúng tôi chưa thể ký hợp đồng", bà Thôi cho biết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm