Hạ thủy siêu tàu sân bay Phúc Kiến, TQ đang có toan tính gì ở Ấn Độ Dương?

(PLO)- Trong bối cảnh tàu sân bay Phúc Kiến được hạ thủy, các chuyên gia Trung Quốc và phương Tây đã có nhận định về các bước đi tiếp theo của Bắc Kinh đối với Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong bối cảnh Trung Quốc (TQ) hạ thủy tàu sân bay thứ ba mang tên Phúc Kiến, việc giải mã các ý định có thể có của Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương (IOR) dần trở nên quan trọng hơn. Trên tờ Eurasian Times, các học giả đã dự đoán về các bước đi tiếp theo mà lực lượng không quân, hải quân của quân đội TQ có thể sẽ thực hiện ở IOR.

Hạ thủy tàu sân bay Phúc Kiến

Tàu sân bay thứ ba của TQ là dài hơn mười mét so với “hai người anh em” trước đó là Liêu Ninh và Sơn Đông. Theo truyền thông TQ, tàu Phúc Kiến có thể tự bảo vệ mình tốt hơn trước các mối đe dọa trên không khi kết hợp với vũ khí thông thường. Đồng thời, nó có thể giúp các tàu khu trục và khinh hạm hộ tống phần nào giảm được áp lực.

Tàu sân bay Phúc Kiến. Ảnh: TWITTER/EURASIAN TIMES

Tàu sân bay Phúc Kiến. Ảnh: TWITTER/EURASIAN TIMES

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, Bắc Kinh sẽ phát triển một phiên bản cải tiến của máy bay chiến đấu hạng nặng J-15 để tương thích với máy phóng trên tàu Phúc Kiến, một phiên bản tác chiến điện tử khác của J-15, một máy bay chiến đấu tàng hình J-35 và một máy bay có cánh cố định KJ-600.

Báo cáo từ Thời báo Hoàn cầu cũng cho biết TQ chỉ sử dụng các vũ khí này ở ba điểm nóng gồm Bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và Biển Đông. Dù vậy, các nhiều người vẫn nghi ngờ TQ có toan tính lớn hơn ở IOR.

Trung Quốc có thực sự đe dọa Ấn Độ?

Ý định của Bắc Kinh đằng sau việc xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại và khả năng sử dụng nó ở khu vực Ấn Độ Dương được thể hiện phần nào trong bài viết của các chiến lược gia và chuyên gia TQ.

Dù TQ có những dấu hiệu cho thấy cách tiếp cận cứng rắn đối với việc đối phó Mỹ và Ấn Độ, nhưng cho đến nay, không có gì cho thấy Bắc Kinh có thể đe dọa an ninh cốt lõi của Ấn Độ từ biển.

Tàu sân bay Phúc Kiến. Ảnh: TWITTER/EURASIAN TIMES
Tàu sân bay Phúc Kiến. Ảnh: TWITTER/EURASIAN TIMES

Ông Diệp Hải Lâm - Phó Chủ tịch Viện Chiến lược Toàn cầu và châu Á - Thái Bình Dương thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), cho biết “TQ chưa bao giờ coi Ấn Độ là mối quan tâm chính, dù là đối tác hay đối thủ".

Mục đích chính Bắc Kinh xây dựng các tuyến đường thương mại trên bộ thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) và Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) là nhằm khắc phục lỗ hổng thương mại năng lượng có nguy cơ bị chặn ở eo biển Malacca.

Ông Hồ Ba - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hàng hải của ĐH Bắc Kinh, xác định Tây Thái Bình Dương và Bắc Ấn Độ Dương (Trung Đông, Đông Phi đến eo biển Malacca) là khu vực trung tâm của quân đội TQ.

Hiện tại, quân đội TQ chỉ có thể dự phòng 3-4 tàu cùng lúc tại IOR và đang chiến đấu trong một “trận đấu trên sân khách” với sự hỗ trợ hậu cần kém. Theo chuyên gia Hồ Ba, điều này sẽ không thể thách thức các quốc gia thuộc nhóm Bộ tứ (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc) ở khu vực này.

Đồng thời, nhận định cho rằng TQ đang xây dựng các "chuỗi ngọc trai" xung quanh Ấn Độ nhằm mục đích kiềm chế New Delhi từ lâu đã bị Đô đốc Dennis Blair - Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) bác bỏ.

Đồng quan điểm, chuyên gia về các vấn đề chiến lược Mohan Guruswamy nói rằng ông gọi đó là một “quan niệm sai lầm” và “không hải quân nào có thể bao vây một quốc gia khác chỉ với một vài hải cảng”.

Ngoài ra, thực tế là hải quân và không quân Ấn Độ có đủ sức mạnh tấn công để vô hiệu hóa các căn cứ của TQ ở IOR, và các quốc gia sở hữu các căn cứ này cũng sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Ấn Độ.

Do đó, học giả Trung Quốc Du Kiệt cũng nhận định rằng sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Bắc Kinh ở IOR và Nam Á không phải là mối đe dọa đối với New Delhi.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm