Hàng rào kẽm gai và văn hoá doanh nghiệp

(PLO)- Sáng 8-4, hai học sinh đã được bảo vệ của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Long Hội (Công ty Long Hội) mở cửa để đến trường thay vì phải chui rào kẽm gai như mọi ngày

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cũng trong ngày, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương – Bùi Thế đã có buổi làm việc với báo chí về cùng nội dung này.

Một lần nữa, người đứng đầu chính quyền huyện Lạc Dương khẳng định: “Nhất quyết không để các em chui rào kẽm gai đến trường".

cong-ty-long-hoi.png
2 cháu bé đã được bảo vệ Công ty Long Hội mở cửa để đến trường. Ảnh cắt từ clip

Cũng theo ông Bùi Thế, sở dĩ có sự việc nói trên là do giữa Công ty Long Hội và người dân trong khu vực có nhiều vấn đề chưa đồng thuận đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các em nhỏ.

Trước đó, chiều 5-4, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu UBND huyện Lạc Dương khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin việc học sinh chui qua rào kẽm gai để đi học.

Chỉ đạo của UBND tỉnh còn yêu cầu huyện Lạc Dương phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan có giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng này.

Văn bản do PCT UBND tỉnh Lâm Đồng - Phạm S ký còn yêu cầu UBND huyện Lạc Dương làm việc cụ thể với chủ đầu tư dự án thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo để yêu cầu mở đường cho học sinh đến trường.

Như vậy, tất cả vấn đề báo chí quan tâm đã được UBND tỉnh Lâm Đồng và huyện Lạc Dương quan tâm chỉ đạo khẩn.

hoc-sinh.jpg
Cháu bé phải chui qua hàng rào kẽm gai trước đó. Ảnh: Cắt từ clip

Trở lại nhà máy thuỷ điện Đa Dâng tại huyện Lạc Dương do Công ty Long Hội làm chủ đầu tư nơi có con đường được nhắc tên nhiều ngày qua.

Theo UBND huyện Lạc Dương thì ngày 7-8-2020, UBND tỉnh Lâm Đồng cho Công ty Long Hội thuê gần 500 ha đất để xây dựng nhà máy thuỷ điện Đa Dâng tại huyện Lạc Dương. Nhà máy thuỷ điện này có tên là Đa Dâng- Đachomo 2 với quy mô đạt 23MW. Công ty Long Hội đầu tư hơn 652 tỷ nhằm mục đích kinh doanh điện.

Quá trình này đa số người dân sinh sống và canh tác ở thôn Păng Tiêng, xã Lát đã chấp hành di dời để Nhà máy thủy điện Đa Dâng thi công và phát điện thương mại vào đầu năm 2019.

Đến năm 2020, một lần nữa Công ty Long Hội được người dân bàn giao thêm thêm 8,5 ha để tăng dung tích hồ chứa theo quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng. Thế nhưng, trong quá trình bồi thường GPMB và thu hồi đất, vẫn còn 3 hộ dân chưa phê duyệt đền bù.

Ngoài ra, trong khu vực này còn có 27 hộ đang canh tác sản xuất trên diện tích 44,1 ha.

Như vậy, việc triển khai xây dựng thuỷ điện để sản xuất và kinh doanh điện của Công ty Long Hội đã được người dân nơi đây cơ bản đồng thuận. Vấn đề phát sinh chính là con đường hiện hữu qua khu vực cửa lấy nước của công trình thủy điện mà người dân đã sử dụng trước khi Công ty Long Hội đến đây để xây thuỷ điện.

Trong khi đó, vì lý do đảm bảo an toàn hồ đập, Công ty Long Hội đã đóng cửa con đường đi qua cửa lấy nước của công trình thủy điện – cũng là con đường độc đạo dẫn vào nhà của những hộ dân nói trên.

Đáng nói, nhiều hình ảnh hộ dân cung cấp cho thấy, không chỉ có những người dân đi qua, con đường này còn “bình an vô sự” khi đón nhiều chuyến xe ben chở khoáng sản chạy ngang. Vậy thì, với 3 hộ dân hàng ngày đi học, công tác bằng xe máy ngang qua liệu có làm mất an toàn hồ đập như Công ty Long Hội nại ra ở đây để đóng cửa tuyệt đối khiến cô hiệu trưởng 1 trường mầm non ở địa phương phải kêu cứu hoặc 2 học sinh ngày ngày phải chui rào đến lớp?

Cũng cần nhắc lại, con đường qua dốc Min mà Công ty Long Hội và chính quyền địa phương thi công cho người dân vào nhà, vườn dài gần 4 km hiện lởm chởm đá cấp phối, dốc cao và đã xuất hiện sạt lở khiến đàn ông đi xe máy độ chế vượt qua còn “ngã lên ngã xuống”. Thử hỏi, cô hiệu trưởng và 2 cháu nhỏ đến trường bằng cách nào?

Cho đến chiều ngày 8-4, trả lời câu hỏi của báo chí về phương án giải quyết khi Công ty Long Hội đã chặn người dân đi lại qua cửa lấy nước của công trình thủy điện, UBND huyện Lạc Dương 1 lần nữa khẳng định “Đề nghị Công ty Long Hội tiếp tục tạo điều kiện để người dân đi qua (con đường đi qua cửa lấy nước của công trình thủy điện theo giờ quy định) trong thời gian huyện tiếp tục cải tạo con đường tiếp giáp nối đường ĐT 726 lên dốc Min vào khu sản xuất của người dân”

Chọn đồng hành với những người dân địa phương nơi từng nhường đất canh tác cho mình sản xuất, kinh doanh điện hay bảo vệ sự “uy nghiêm” của hàng rào kẽm gai.

Công ty Long Hội sẽ có câu trả lời.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm