Người dân không sợ hãi
Quang cảnh ở con phố Martin Place, trung tâm thành phố Sydney lúc 11 giờ sáng thứ hai ngày 15-12 làm "rối loạn" cả thành phố. Cảnh sát đặc nhiệm trang bị "tận răng" bao vây quán cafe nổi tiếng Lindt. Xung quanh đó là hàng trăm người hiếu kỳ đứng xem phía sau hàng rào cảnh sát.
Lực lượng cảnh sát nắm rõ tình hình. Đám đông bao quanh đứng xem trật tự, một số người còn chụp lại sự việc bằng điện thoại, số khác thì tiếp tục công việc như không có chuyện gì xảy ra. Cảnh tượng hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.
Nhưng ở Canberra, người ta chứng kiến một mớ hỗn độn với sự bối rối của những người đáng lẽ ra phải là những người bình tĩnh nhất vào lúc này - Chính Phủ Australia. Bộ máy truyền thông cũng góp phần gây hoang mang cho người dân khi liên tục đưa tin và phản ứng một cách thái quá trước sự kiện đang diễn ra ở Sydney.
Chính phủ lại hoang mang
Trong một tuyên bố trên truyền hình, thủ tướng Tony Abbot tỏ ra bối rối và thừa nhận "chúng tôi vẫn chưa rõ động cơ của thủ phạm" và sau đó tự do suy đoán đó là "hành động mang tính chất
chính trị".
Chưa hết, nếu như gia đình và người thân của các nạn nhân chưa đủ lo sợ thì tuyên bố tiếp theo của ông Abbott có thể khiến họ đứng ngồi không yên: "Tôi nghĩ không có gì đáng sợ hơn là bị bắt làm con tin bởi một kẻ khủng bố". Liệu người đứng đầu một quốc gia có nên cư xử thiếu thận trọng trong một tình huống như vậy?
Tiếp theo sau ông Abbott, hàng loạt các chính trị gia Úc lợi dụng tình hình hoang mang trong dân chúng (được góp công khá lớn từ giới truyền thông) để đánh bóng tên tuổi và phát biểu những tuyên bố sáo rỗng. Lãnh đạo phe đối lập, Bill Shorte, cố gắng bắt chước phong thái điềm tĩnh của Churchill "người dân Úc đang bị sốc, nhưng sẽ không bị lay chuyển"
Thủ hiến bang Victoria, Daniel Andrews tuyên bố đây là một "sự kiện kinh hoàng" và cam đoan những sự việc như Martin Place sẽ không bao giờ xảy ra ở Victoria. Còn thủ hiến bang Queensland, thì ra lệnh cho cảnh sát bảo vệ người dân khi chẳng có nguy cơ gì xảy đến.
Truyền thông phản ứng thái quá
Truyền thông lại 'ăn nên làm ra' cùng với vụ khủng bố
Phản ứng của hầu hết các phương tiện truyền thông trong những ngày này là cổ động và cung cấp chỗ đứng trên truyền hình cho bất kỳ chính trị gia nào có "nhu cầu" PR, tất nhiên với một "cái giá" phải chăng.
Giới truyền thông cũng góp phần gây hoang mang
dư luận khi liên tục đưa tin từ hiện trường. Cảnh các con tin áp mặt vào kính và bị chĩa súng vào đầu được chiếu đi chiếu lại liên tục.
Nguy hiểm hơn, họ còn truyền hình trực tiếp các hoạt động của đội đặc nhiệm chống khủng bố bên ngoài hiện trường khiến một quan chức cảnh sát cấp cao phải yêu cầu các đài truyền hình hạn chế lên sóng những cảnh như vậy vì có thể làm lộ kế hoạch tấn công của cảnh sát. Thảm họa khủng bố ở Phillipines năm 2010 vì một lý do tương tự có lẽ vẫn còn được nhiều người nhớ đến.
Trong khi đó, tại Sydney, các tuyến
giao thông được định tuyến lại. Những tòa nhà gần hiện trường được sơ tán trong trật tự. Mặc dù hoạt động thường nhật của hàng ngàn người dân Sydney đã bị ảnh hưởng nhưng nhìn toàn diện thì tình hình vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền thành phố.
Chủ nghĩa khủng bố đã chiến thắng?
Đặc nhiệm Úc đã giết chết tên khủng bố, nhưng có chặn được hiệu ứng xã hội
Những năm gần đây, người ta tự hỏi tại sao các nhà hoạt động chính trị thường rất nhiệt tình trong việc chống khủng bố. Những gì xảy ra ở Úc ngày hôm qua đã trả lời tất cả.
Càng đề cập đến chủ nghĩa khủng bố họ càng dễ gây được sự chú ý và sợ hãi, sự sợ hãi đó sẽ tạo ra một phản ứng mạnh mẽ và đó chính là thước đo thành công của họ.
Khủng bố là công cụ của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh. Nó được tạo ra để biến sức mạnh của kẻ thù chống lại chính họ. Một người đàn ông đơn độc đã cho
thế giới thấy làm thế nào để được chú ý và gây gián đoạn nghiêm trọng chỉ với một khẩu súng và một biểu ngữ Hồi giáo.
Tấn công khủng bố ở Úc là rất hiếm và phản ứng thái quá là điều dễ hiểu. Cảnh sát đã làm đúng phần việc của mình nhưng hệ thống chính trị và các phương tiện truyền thông cần phải làm tốt hơn những gì họ đã thể hiện trong sự kiện ở Martin Place.
Giờ đây chủ nghĩa khủng bố đã cho cả thế giới thấy chúng có thể dễ dàng gieo rắc nỗi sợ hãi như thế nào, tất nhiên với sự "góp công" không nhỏ của giới truyền thông và các chính trị gia.