Công bố này được đăng trên tạp chí hàng tháng của Hội Thiên văn Hoàng gia. Một thiên hà gần đó có tên the Large Magellanic Cloud (LMC) (Đám mây Magellanic khổng lồ) đang lao về phía Dải Ngân Hà, trong quá trình va chạm có thể khiến Hệ Mặt trời rơi vào khoảng không giữa các vì sao, Daily Mail cho biết.
Thảm họa xảy ra với LMC có thể đánh thức hố đen “ngủ quên” trong thiên hà, nuốt chửng không khí xung quanh và tăng kích cỡ lên gấp 10 lần, còn những hố đen đang hoạt động tỏa ra bức xạ nhiệt rất cao.
Tiến sĩ Marius Cautun, tác giả chính của phát hiện trên cho biết: “Khi LMC bị Dải Ngân Hà “nuốt trọn”, sẽ tàn phá thiên hà của chúng ta, đánh thức hố đen, và biến thiên hà thành hạt nhân hoặc một chuẩn tinh, nguồn phát bức xạ điện từ rất mạnh.”
Mặc dù những hậu quả trên không ảnh hưởng đến Hệ Mặt trời, nhưng không loại trừ khả năng sự va chạm này đẩy Hệ Mặt trời ra khỏi Dải Ngân Hà, vào không gian giữa các vì sao, Tiến sĩ Marius thông tin thêm.
Các nhà thiên văn học dự đoán vụ va chạm giữ Dải Ngân Hà và một ngân hà khác có thể đẩy Hệ Mặt trời ra khoảng không giữa các vì sao trong 2 tỷ năm tới. Ảnh: ĐH Durham
Các nhà nghiên cứu dự đoán vụ va chạm giữa LMC và Dải Ngân Hà sẽ rất đẹp mắt. “Đó sẽ là màn pháo hoa vũ trụ ngoạn mục khi hố đen khổng lồ ở trung tâm vũ trụ bị đánh thức sẽ phát ra những tia sáng bức xạ năng lượng cực kỳ tươi sáng”, Giáo sư Carlos Frenk, Viện trưởng Viện nghiên cứu Vũ trụ, Đại học Durham cho biết.
Ít nhất trong vòng 2 tỷ năm tới đây, vụ va chạm giữa LMC và Dải Ngân Hà chưa thể xảy ra. Tuy vậy, Tiến sĩ Marius Cautun cho rằng: “Đối với con người, đây là khoảng thời gian rất dài, nhưng nó lại cực ngắn so với thời gian vũ trụ”.