Xơ gan, gọi chính xác hơn là chai gan, là giai đoạn sau của viêm gan mạn. Xơ gan là hậu quả của việc lá gan bị các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong thời gian dài, dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được. gan bị chai cứng dần và không thực hiện được những chức năng bình thường của gan (suy gan).
Nguyên nhân
- Viêm gan siêu vi B mạn, viêm gan siêu vi C mạn không được phát hiện và theo dõi điều trị thích hợp.
- Lạm dụng rượu bia.
- Gan nhiễm mỡ.
- Dùng các thuốc gây độc cho gan kéo dài như kháng sinh, thuốc giảm đau…
- Các nguyên nhân ít gặp hơn: viêm gan tự miễn, thường gặp ở nữ, do cơ thể tự tiết một loại kháng thể tấn công lá gan; ứ đọng chất sắt trong cơ thể; tắc nghẽn đường mật lâu dài.
Đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh là điều rất cần thiết để phòng ngừa bệnh tật. Ảnh minh họa: internet
Xơ gan, gọi chính xác hơn là chai gan, là giai đoạn sau của viêm gan mạn. Xơ gan là hậu quả của việc lá gan bị các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong thời gian dài, dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được. gan bị chai cứng dần và không thực hiện được những chức năng bình thường của gan (suy gan).
Nguyên nhân
- Viêm gan siêu vi B mạn, viêm gan siêu vi C mạn không được phát hiện và theo dõi điều trị thích hợp.
- Lạm dụng rượu bia.
- Gan nhiễm mỡ.
- Dùng các thuốc gây độc cho gan kéo dài như kháng sinh, thuốc giảm đau…
- Các nguyên nhân ít gặp hơn: viêm gan tự miễn, thường gặp ở nữ, do cơ thể tự tiết một loại kháng thể tấn công lá gan; ứ đọng chất sắt trong cơ thể; tắc nghẽn đường mật lâu dài.
Triệu chứng bệnh
Giai đoạn đầu khi gan bị tấn công âm thầm, bệnh nhân thường không có triệu chứng gì ngoài vài biểu hiện như ăn không ngon, đầy bụng khó tiêu, mệt mỏi, sụt cân, thậm chí có người giảm ham muốn sinh hoạt tình dục.
Giai đoạn sau, khi bắt đầu suy gan, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như ngứa, da xấu đi, sậm màu, xuất hiện nhiều nốt dãn mạch màu đỏ trên da ngực, lưng, cổ, mặt, cánh tay (nốt sao mạch); lòng bàn tay đỏ rực lên (bàn tay son), tiểu sậm màu hơn, dễ bị chảy máu răng, máu mũi, da dễ bị bầm hơn khi va chạm, mắt và da bắt đầu vàng nếu quan sát kỹ.
Khi suy gan đã quá nặng, không còn khả năng bù trừ nữa, sẽ xuất hiện vàng da, vàng mắt, chân sưng phù, bụng to dần và tích nước trong ổ bụng (tràn dịch màng bụng).
Biến chứng thường gặp
Dãn to các tĩnh mạch ở thực quản: có thể vỡ gây xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện ói máu hoặc tiêu phân đen mà không hề có dấu hiệu gì trước. Do đó, bệnh nhân xơ gan cần được nội soi dạ dày dù không hề bị đau dạ dày để kiểm tra có các búi dãn này hay không nhằm điều trị phòng ngừa.
Bệnh não do suy gan: do gan suy không hóa giải được các độc chất trong cơ thể, gây tình trạng không tỉnh táo, ngủ gà ngủ gật, lơ mơ mất ý thức, tay chân run rẩy. Vì vậy, bệnh nhân xơ gan không nên tự ý uống các loại thuốc ngủ cũng như không ăn quá nhiều thịt (chất đạm động vật) để tránh ứ đọng chất độc trong cơ thể, tránh biến chứng này.
Xơ gan lâu ngày có thể xuất hiện các khối u trên nền gan xơ gọi là xơ gan có biến chứng ung thư hóa.
Nhiễm trùng dịch tích tụ trong ổ bụng gây căng chướng bụng, đau bụng nhiều hoặc sốt.
Điều trị
Việc điều trị chỉ đạt hiệu quả cao khi ở giai đoạn sớm, tức là ở giai đoạn viêm gan mạn và bắt đầu chuyển qua xơ gan, còn khi đã xơ gan mất bù thì việc điều trị đạt kết quả rất hạn chế, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Do đó, phát hiện bệnh sớm rất quan trọng, vì ở giai đoạn này, việc can thiệp điều trị nguyên nhân sẽ giúp chặn đứng và lui bệnh.
Điều trị nguyên nhân: bỏ rượu bia, ngưng các thuốc gây độc cho gan, điều trị viêm gan siêu vi B, C…
Nên đi khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát có bị nhiễm các loại siêu vi viêm gan B, C hay không nhằm có hướng theo dõi điều trị thích hợp.
Đối với những người có nguy cơ cao bị xơ gan như người béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ; người thường uống rượu bia, phải dùng nhiều loại thuốc để trị nhiều loại bệnh khác, có người thân bị mắc bệnh gan; chưa chủng ngừa viêm gan; có tiền sử bị nhiễm viêm gan siêu vi B, C, nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được tư vấn và làm các xét nghiệm tầm soát, khảo sát chức năng gan, siêu âm gan, đo độ cứng gan, phát hiện bệnh gan từ khi chưa có triệu chứng.
Bệnh nhân xơ gan nên làm gì?
Không nên quá lo lắng và căng thẳng vì việc tuân thủ điều trị tốt sẽ giúp bệnh ngừng tiến triển và hạn chế biến chứng. Không nên dùng các thuốc gây hại cho gan (thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau paracetamol). Đặc biệt, phải tuyệt đối tránh xa các loại bia rượu.
Nên tuân thủ đúng thuốc mà bác sĩ kê toa điều trị. Có thể dùng các thảo dược có tính chất bảo vệ gan như cây nhân trần, cây ac-ti-sô.
Người bị bệnh gan có thể uống nước atiso để hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả hơn
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan
Chia năm-sáu bữa/ngày, nên có bữa phụ lúc 9-10 giờ tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
Ăn nhạt, tránh các loại thức ăn có nhiều muối để tránh bị tách muối, nước trong cơ thể gây phù và bụng to.
Không cần hạn chế nước, trừ khi bụng quá to thì uống dưới 1 lít/ngày.
Hạn chế ăn đạm có hại (đạm từ thịt động vật), tăng cường ăn đạm có lợi (tên khoa học là BCAA) có nhiều trong đạm thực vật như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu đỏ.
Không nên quá hạn chế chất béo, không nên kiêng trứng (trừ khi có ứ mật vàng da nhiều, khó tiêu). Ăn ngọt vừa phải. Ăn đủ vi dưỡng chất dinh dưỡng.
BS CKII TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG
Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương
Theo phunuonline