Chiếc vệ tinh mang tên Đài quan sát Khí tượng Không gian Mỹ(DSCOVR) khởi hành trong tháng hai vừa qua đã bay xa cách Trái đất 1,6 triệu km.
Từ đó, nó đã quay lại được một đoạn video chiếu mặt tối của mặt trăng đi ngang qua bề mặt Địa cầu.
Nguyên nhân hình ảnh mặt trăng ánh lên một màu xanh lá ở phía bên phải là do đoạn video kết hợp một loạt các hình ảnh chụp ở độ phơi sáng khác nhau cùng với các bộ lọc quang phổ khác nhau.
Theo thông thường, một người quan sát từ Trái Đất không thể nhìn thấy mặt này của mặt trăng vì nó luôn quay quanh trục chỉ đúng một lần sau khi hoàn tất một vòng quay quanh Trái đất.
Hình ảnh mặt tối của mặt trăng
Trục của mặt trăng hơi nghiêng và thực thể này quay quanh trái đất theo quỹ đạo hình elip. Do đó đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy thoáng qua một chút bề mặt của mặt tối.
Tuy nhiên diện tích bề mặt này chỉ chiếm khoảng 9% tổng diện tích bề mặt của mặt trăng. Nói cách khác, 41% diện tích bề mặt còn lại sẽ bị ẩn đi trước tầm nhìn của Trái Đất.
Đây không phải là lần đầu tiên mặt tối của mặt trăng được phát hiện. Trước đó, tàu vũ trụ Luna 3 của Nga đã lần dò ra bề mặt này vào năm 1959. Tuy nhiên độ sắc nét trong hình ảnh của DSCOVR vẫn gây cho người nhìn rất nhiều ấn tượng.